Categories
NẮN CHỈNH RĂNG

WITH PHOTOS – SHOULD I BE CONCERNED ABOUT DENTAL OCCLUSION OR ANTERIOR GUIDANCE – I

With Photos – Should I be concerned about Dental Occlusion or Anterior Guidance – I
Có nên lưu tâm về khớp cắn hay hướng dẫn răng cửa?

Nếu nha sĩ của bạn đang ba hoa nói này nói kia về chức năng ăn nhai tồi tệ của bạn hay đưa ra một vài những từ ngữ phức tạp như khớp cắn chức năng, hướng dẫn trên các răng trước hay những tiếp xúc sớm, vậy những điều này có đáng để bạn lưu tâm? Ở phòng khám nha khoa kỹ thuật số Pegadent, chúng tôi rất sẵn lòng trả lời những câu hỏi liên quan đến khớp cắn như thế này cho bệnh nhân một cách đơn giản nhất. Nếu bạn biết hay được tư vấn rằng khớp cắn của bạn đang có vấn đề, thì việc hiểu được vấn đề này có thể được cải thiện là điều rất cần thiết. Nếu bạn đang cân nhắc về việc muốn tân trang lại toàn bộ hàm răng của mình trong tương lai để có được một khớp cắn ăn nhai tốt, chúng tôi tin tưởng rằng bài viết này sẽ rất hữu ích và sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề phức tạp xoay quanh loại hình điều trị này.

Có thật sự quan trọng để bạn hiểu tất cả vấn đề liên quan đến khớp cắn? Thưa câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG!

Hầu hết mọi người không hiểu được sự nghiêm trọng của những vấn đề liên quan đến khớp cắn khi không được tư vấn chẩn đoán về tình trạng này trên lâm sàng. Sự thật là nó có thể dẫn đến một số hậu quả như sự mài mòn răng sớm, hay những nhu cầu về điều trị nội nha và thậm chí dẫn đến một nụ cười không thẩm mỹ chút nào. Nếu cứ để tình trạng này không được quan tâm, có lẽ điều tồi tệ mà bạn phải trải qua sau đó là việc nứt mẻ răng liên tục và tệ nhất là dẫn đến mất răng.

Những vấn đề khẩn trong nha khoa không được chẩn đoán như gãy răng có lẽ sẽ vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù tất cả các phương pháp chăm sóc răng miệng như chải răng hay dùng chỉ nha khoa đều được thực hiện tốt. Bạn có thể nổ lực giành nhiều thời gian để hiểu những vấn đề phức tạp của hệ thống khớp cắn, nhưng thành thật mà nói những điều này khá chuyên môn. Thậm chí những nha sĩ với nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng vẫn tiếp tục bồi dưỡng kiến thức qua các khóa đào tạo về khớp cắn chức năng trong nha khoa. Một vài nghiên cứu tại các học viện lừng danh trên thế giới như LVI, Dawson hay Pankey vẫn tiếp tục được thực hiện, để hướng tới tầm cao mới với những tiến bộ khoa học tân thời nhất và những công nghệ đang mở rộng trong lĩnh vực này. 

Hình: Răng bị mẻ do tương quan khớp cắn kém

Đối với vai trò là một bệnh nhân, có quan trọng để bạn cần nắm một ít về những kiến thức liên quan khớp cắn? Thưa câu trả lời ngắn gọn là CÓ nếu bạn muốn có được một kết quả tốt nhất cho hàm răng của mình.

Đặc biệt nó thật sự quan trọng nếu bạn muốn ngăn chặn và chấm dứt mối bận tâm của bạn khỏi những cơn lo lắng phập phồng, hay luôn phải cầu nguyện cho những tình huống khẩn trong nha khoa vô tình xảy đến với bạn do tình trạng toàn diện của khớp cắn ăn nhai hiện tại của bạn có vấn đề. Nếu bạn là kiểu người luôn mong muốn được thông tin đầy đủ và nhận thức rõ ràng về tiến trình điều trị, từ đó bạn có thể hợp tác tốt hơn trong việc lập kế hoạch điều trị với bác sĩ và cuối cùng kết quả đem lại sẽ rất tuyệt hảo. Trong bài viết về khớp cắn trong nha khoa này, mục tiêu của chúng tôi là ý thực cho bạn về tầm quan trọng của vấn đề này.

Nếu bạn đang cân nhắc về việc sẽ đầu tư để làm mão hay mặt dán sứ (veneer) cho toàn hàm răng của mình, hay một loại hình điều trị cấy ghép implant như All On Four, hay All On Six hay điều trị Pro-arch, thì những nguyên tắc và nguyên lý chung sau đây bạn cần nên biết. Chúng tôi, tại Pegadent, sẽ đưa ra hai phần chính cho chủ đề này để thông tin và từ 2 bài viết này phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về chủ đề phức tạp này.

Phần 1 gồm những định nghĩa và những thuật ngữ chuyên môn hết sức xa lạ mà các nha sĩ sử dụng

Phần 2 Chúng tôi sẽ tập trung đưa những thuật ngữ này vào sử dụng bằng cách giải thích những gì đang cố gắng đạt được và những gì mà nha sĩ, lab sẽ làm được. Hy vọng tới cuối cùng, bạn sẽ hiểu hơn về những gì mà nha sĩ của bạn và kỹ thuật viên nha khoa sẽ thực hiện khi thiết kế một khớp cắn chức năng mới.

Những điều trị phục hồi toàn diện dĩ nhiên không được hoàn tất, mà không theo đó là một khối lượng lớn những công việc cần làm và cả một danh sách chi phí khổng lồ mà bạn cần phải thanh toán. Thực hiện 16-28 cái mão răng được xem là một điều trị rất phức tạp và không thể hoàn nguyên, do đó rất cần bác sĩ tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để loại bỏ hay giảm thiểu tối đa những vấn đề xảy ra cho bạn sau 5 hay 10 năm.

Hãy bắt đầu với thuật ngữ đầu tiên “khớp cắn”, một thuật ngữ chung quan trọng mà các nha sĩ tham khảo để đưa ra phương án cho khớp cắn ăn nhai của bạn. Wikipedia định nghĩa như sau “Khớp cắn, trong góc nhìn nha khoa, có nghĩa đơn giản là sự tiếp xúc giữa các răng. Theo cách chuyên môn hơn, nó là tương quan giữa những răng hàm trên và hàm dưới khi chúng tiếp xúc với nhau trong quá trình ăn nhai và khi nghỉ”

(Hình: khớp cắn bình thường)

Mọi nha sĩ đều sẽ kiểm tra và làm việc trên “khớp cắn” của bạn như là một cơ hội để duy trì hay để cải thiện chức năng ăn nhai của bạn khi họ thực hiện bất cứ loại phục hồi nha khoa nào.

(Hình: Khớp cắn bình thường: đường giữa)

Dưới đây là một loạt các định nghĩa nha khoa thường được sử dụng

Tương quan khớp cắn động

Khớp cắn động là một khái niệm về răng hàm trên và răng hàm dưới tiếp xúc với nhau như thế nào khi hàm dưới ở trạng thái động. Lấy một ví dụ, hãy thử chuyển động hàm như sau: bắt đầu bởi di chuyển hàm dưới ra trước và sau đó đưa trở lại vị trí tiếp xúc giữa các răng. Sau đó di chuyển hàm dưới sang phải rồi trở lại vị trí tiếp xúc giữa các răng và cuối cùng làm tương tự vậy khi đưa hàm dưới sang bên trái. Tất cả những điểm tiếp xúc này khi bạn di chuyển hàm dưới ra trước, sẽ tạo thành những đường thẳng hướng dẫn khớp cắn của bạn. Bạn có thể di chuyển ra trước, sang hai bên, lùi hàm nhẹ nhàng và ở những góc độ hướng tới những răng nanh. Đánh giá về những vận động này dựa trên những đường thẳng được tạo ra. Đây chính là khớp cắn động của bạn.

Những yếu tố nào xác định hình dạng của những đường này? Tại sao những yếu tố này lại quan trọng?

Hình dạng của những đường này sẽ xác định dạng của khớp cắn động của bạn. Điều quan trọng là mỗi người đều rất khác nhau và bạn có muốn sở hữa một khớp cắn lý tưởng dành cho chính bạn.

Những vận động hàm của bạn được thực hiện nhờ các cơ của hệ thống nhai, nhóm các cơ bao gồm cơ cắn và những cơ thái dương. Khi bạn tạo một chuyển động, những cơ này sẽ co lại cho phép bạn di chuyển dọc theo một đường.

Những đường thẳng thực sự này phụ thuộc vào sự kết hợp giữa vị trí của các răng và hình dạng của các răng (dốc hay phẳng)

TMJ (Khớp hàm cũng biết đến như là khớp thái dương hàm)

Hàm của bạn có một khớp đặc biệt được biết đến như là khớp thái dương hàm (Temporo-Mandibular Joint – TMJ). Nếu bạn đặt những ngón tay của mình cách 1 cm từ tai, bạn có thể cảm nhận được khớp TMJ khi thực hiện vận động há và ngậm miệng. Khớp này có thể bị ảnh hưởng bởi chấn thương răng, nghiến răng hay mất răng, giống như cổ của bạn đang bị tổn thương. Quan trọng hơn, hình dạng và vị trí các răng tạo ra khớp cắn hiện tại của bạn nhưng hình dáng của khớp TMJ cũng có thể là một yếu tố quyết định. Các nha sĩ và kỹ thuật viên phòng lab nha khoa phải xác định được vị trí chính xác và kiểu mẫu của những hình dạng này, để tạo ra được một khớp cắn động tốt. Khi khớp TMJ không cân đối với các răng, hay các răng không sắp xếp thuận tiện cho khớp TMJ, chúng ta có thể mắc bệnh rối loạn thái dương hàm (temporo-mandibular disorder) hay được biết như là TMD, một bệnh lý của khớp hàm thường liên quan đến triệu chứng đau khớp.

(Hình: ligament: dây chằng, condyle: lồi cầu, muscle:cơ, disk: đĩa khớp, articular fossa: ổ khớp)

Hướng dẫn răng cửa

(Hình: Hướng dẫn răng cửa với bao chức năng)

Hướng dẫn răng cửa là một thuật ngữ nha khoa ưa chuộng bởi các nha sĩ để giải thích một khớp cắn động lý tưởng cần đạt được là như thế nào. Nó được nhắc đến là khả năng của răng bạn để trượt ở phía trước mà không gây chạm khớp các răng sau.

Trong khớp cắn của bạn, chúng tôi chia làm bên làm việc và bên không làm việc. Bên làm việc là khi bạn trượt những răng hàm dưới sang một bên (sử dụng hướng dẫn của răng nanh), thì bên làm việc của bạn trùng với bên bạn trượt. Bên không làm việc là bên đối diện. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ ở đây là với bên không làm việc không có những cản trở khớp cắn.

Khớp cắn

Những cản trở khớp cắn là gì? Nó lại là một thuật ngữ khác điên rồ của giới nha sĩ, được cho là khi không có sự tiếp xúc hay cản trở bên không làm việc. Các nha sĩ muốn loại bỏ hay ngăn chặn những cản trở này xảy đến.

Cản trở bên làm việc Khi bạn di chuyển hàm dưới sang một bên, chúng tôi luôn mong muốn răng của bạn sẽ trượt trơn chu lên nhau trên cùng một bên. Bất kể những cản trở nào gây gián đoạn sự trượt hài hòa này và gây đau răng cản trở đều được coi là cản trở bên làm việc.

Còn những tiếp xúc trong sự vận động trơn chu trên được gọi là tiếp xúc bên làm việc. Có hai loại tiếp xúc bên làm việc được biết như là hướng dẫn răng nanh và chức năng nhóm.

Hướng dẫn răng nanh

Nếu bạn trượt răng sang một bên và răng nanh của bạn là răng duy nhất có tiếp xúc hướng dẫn, thì ở bạn là trường hợp của một hướng dẫn răng nanh. Đây xuất nguồn từ một đặc điểm tiến hóa rằng năng nanh có chân răng dài nhất và được thiết kế để chịu những tải lực khi di chuyển hàm từ bên này sang bên kia.
Nếu bạn có hướng dẫn răng nanh, thì cũng có nghĩa là bạn cũng có hướng dẫn răng cửa và vì vậy đây là một trường hợp bản vệ tốt cho khớp cắn động của bạn! Điểm mấu chốt ở đây là; để sở hữu một chức năng ăn nhai tốt, bạn cần nên có một hướng dẫn răng nanh hay chức năng nhóm (sẽ được đề cập phía dưới) 

Chức năng nhóm
Có sự tiếp xúc của nhiều hơn một răng khi bạn di chuyển hàm sang một bên. Đây được gọi là chức năng nhóm, nó chỉ đứng sau hướng dẫn răng nanh.

Cản trở bên không làm việc diễn ra nếu bạn trượt hàm dưới sang bên làm việc và tạo tiếp xúc ở bên đối diện, bạn không muốn điều này xảy ra đâu! Điểm mấu chốt ở đây là chúng tôi hoàn toàn không muốn những cản trở bên không làm việc này xảy đến, vì chúng góp phần làm cho khớp cắn không ổn định.

Các nha sĩ có thể và nên thường xuyên loại bỏ những cản trở này vì nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những cản trở khớp cắn làm cho hệ thống cơ, thần kinh tiếp nhận một xung điện xấu khi quá trình vận động hàm diễn ra. Hơn thế nữa, những cản trở này thường là nguyên nhân của những tình trạng chấn thương răng, thường thì các nha sĩ đều không bao giờ muốn điều này xảy ra đối với bệnh nhân của mình, và vì chúng tôi muốn đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Ở tất cả chủng tộc loài người nói chung, hướng dẫn răng cửa bảo vệ cho những răng sau. Đơn giản là bởi vì khi đó khoảng giữa hai hàm phía sau được nâng lên làm các răng sau không tiếp xúc nhau, những răng sau lúc đó được bảo vệ. Khi không có sự hướng dẫn răng cửa, trong vận động đưa hàm ra trước các răng sau lúc đó tạo tiếp xúc cùng với các răng trước, lúc đó nguy cơ bạn sẽ bị mòn răng nghiêm trọng và nhanh chóng. Và kết hợp những điều đó, tới cuối cùng bạn sẽ mắc chứng rối loạn khớp TMJ.

Tương tự như đối với hiện tượng “nutcracker” (xem hình). Khi quả hạch nhân càng gần với trục bản lề, thì lực bạn có thể tạo ra lúc đó càng lớn. Nó ở mức phân loại đòn bẩy thứ 2 và hàm răng của bạn cũng tương tự như thế. Vận động chức năng càng gần với khớp thái dương hàm, thì lực tác dụng lên răng của bạn càng lớn. Điều này là bởi vì chức năng của những răng cối phía sau giống như phân loại đòn bẩy loại 2, giống như hiện tượng “nutcracker”.

Hình ảnh về Nutcracker

(Hình: Tương tự như những gì diễn ra trong hiện tượng “nutcracker”)

Lực được tạo ra lớn nhất bởi những răng phía sau, những răng cối lớn. Tốt cho hoạt động ăn nhai. Tuy nhiên, bạn không muốn điều này xảy đến với bạn ở tất cả thời điểm đâu, bởi vì lúc đó những răng của bạn sẽ phải chịu một áp lực cực lớn. Bằng cách tạo ra hướng dẫn răng cửa chúng ta có thể loại bỏ được những áp lực liên miên trên các răng phía sau. Bởi vì khi đó lực sẽ được phân bổ cân bằng hơn trên tất cả các răng của bạn.

Hướng dẫn răng trước được xác định bởi vị trí và hình dạng của các răng phía trước.

(Hình: Góc hướng dẫn răng trước)

Hình dạng của các răng trước hàm trên đặc trưng về chiều dài, đường viền của mặt trong và vị trí của chúng. Rõ ràng những đặc điểm này là những yếu tố quyết định cho việc tạo ra hướng dẫn răng trước. Chiều cao và vị trí rìa cắn của răng hàm dưới lẫn vị tri nói chung của các răng cửa hàm dưới, góp phần làm cân bằng góc độ nhỏ hơn.

Hãy tưởng tượng một người với các răng trước rất phẳng, có sự cắn hở hay mất những răng trước. Về cơ bản răng trước của họ sẽ không có khả năng tiếp xúc với các răng hàm dưới.

Những người thiếu chức năng hướng dẫn răng cửa có nhiều khả năng hơn trong việc gây hại, làm mất hay tạo ra những vấn đề lâu dài cho hàm răng. Điều này xảy đến bởi vì họ thiếu chức năng bảo vệ của hướng dẫn răng trước. Lúc đó răng của bạn sẽ có nguy cơ bị mòn hơn rất nhiều.

Tốt rồi nhé! Chúng tôi hy vọng bạn thích Phần 1 về Khớp cắn trong nha khoa này. Nếu bạn thấy những thông tin này khó hiểu, không chỉ có một mình bạn đâu! Các nha sĩ ở khắp nơi cũng đang tham gia những khóa học nhằm làm sáng tỏ chủ đề này. Những khóa học này bao gồm cả những khái niệm quan trọng có liên quan tới những miếng trám răng, mão răng hay những ca mão răng toàn hàm mà họ thực hiện. Tại Pegadent, tất cả nha sĩ và kỹ thuật viên nha khoa luôn thảo luận và hoạt động với những khái niệm về khớp cắn trong nha khoa này.

Nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin về “Các nha sĩ làm những gì để giúp hồi phục lại hướng dẫn răng cửa?” , mời các bạn đón đọc phần 2, hứa hẹn sẽ đem đến những thông tin chi tiết cho chủ đề điên rồ này.

 

Ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *