Trồng răng Implant là gì?
Trong những năm gần đây, trồng răng Implant là một trong những phương pháp giúp phục hình răng phổ biến nhất tại Việt Nam. Nếu sức khỏe của người bệnh đủ tốt, răng Implant có thể thay thế một hoặc nhiều răng, thậm chí là toàn hàm.
Việc sử dụng chân răng nhân tạo giúp thay thế răng đã mất, nhờ đó phương pháp trồng răng Implant góp phần hạn chế tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, mang lại tính thẩm mỹ cao cho người bệnh.
Trồng răng Implant
Những trường hợp nên trồng răng Implant có thể kể đến như:
- Những người bị mất một, nhiều hoặc toàn hàm răng đều có thể khôi phục bằng phương pháp cấy ghép Implant. Không giống phương pháp làm cầu răng sứ, kỹ thuật này không yêu cầu người bệnh phải mài răng bên cạnh. Ngoài ra, chúng còn góp phần ngăn ngừa tình trạng tiêu xương một cách hiệu quả.
- Đối tượng bị sâu răng hay răng hư hỏng nặng, răng lung lay không thể phục hình răng sứ bằng các phương pháp khác. Tình huống này bắt buộc phải nhổ răng và cấy ghép Implant nếu muốn bảo tồn các mô xương.
Trường hợp không nên trồng răng Implant
Về cơ bản, điều trị bằng phương pháp cắm trụ Implant cần sự phối hợp giữa bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ. Ngoài những trường hợp nên cấy ghép Implant, cũng có những đối tượng không nên thực hiện phương pháp này, bao gồm:
- Với những bạn dưới 18 tuổi, xương hàm đang trong quá trình phát triển. Nếu can thiệp bằng phương pháp cấy ghép Implant sẽ tác động không tốt đến cấu trúc của răng sau này.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, để thực hiện phương pháp cấy ghép Implant, bác sĩ cần phải chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc và điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Do đó, nếu bạn đang mang thai nhưng vẫn muốn thực hiện phương pháp này, phải chờ đến khi em bé được 6 tháng tuổi mới đảm bảo an toàn.
- Không thể thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant đối với những bệnh nhân bị dị dạng xương hàm nghiêm trọng không thể phục hồi.
- Trường hợp bị rối loạn tâm thần, không kiểm soát được hành vi cũng không thể tiến hành phương pháp cấy ghép Implant.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp,… Đối tượng mắc bệnh không kiểm soát như thiểu năng tuyến yên, đái tháo đường, hoặc bệnh Paget,… cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Những bệnh nhân nghiện rượu nặng sẽ khiến trụ Implant không thể tích hợp, tỷ lệ thất bại của ca phẫu thuật sẽ rất cao.
- Những người mất răng phải đeo hàm tháo lắp lâu năm nhưng cảm thấy bất tiện nên muốn đổi qua dùng cấy ghép Implant để ăn nhai cố định, chắc chắn hơn.
Những bạn dưới 18 tuổi không nên trồng răng Implant
Mất bao lâu để cấy ghép Implant?
Thời gian cấy ghép Implant thường sẽ mất khoảng 10 – 15 phút hoặc lâu hơn. Sau đó, bệnh nhân cần thời gian từ 1 – 3 tháng để trụ Implant trở nên tương thích với xương hàm. Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch để quay lại phòng khám hoàn thành việc cấy ghép răng sứ. Quá trình trồng răng Implant và thời gian thực hiện sẽ rơi vào 2 trường hợp sau:
- Với bệnh nhân mới mất răng có đủ điều kiện về chất lượng cũng như số lượng xương hàm thì thời gian từ lúc đặt trụ Implant tới lúc phục hình răng sứ mất khoảng từ 4 đến 6 tuần.
- Với bệnh nhân mất răng lâu ngày và xương hàm bị tiêu nhiều, nướu bị teo và không đủ điều kiện về chất lượng cũng như số lượng giữ vững trụ Implant, cần phải tiến hành ghép xương, ghép nướu hoặc nâng xoang trước. Thời gian cấy ghép Implant theo đó sẽ kéo dài hơn so với các trường hợp thông thường khác.
Liệu có an toàn để cấy ghép Implant?
Được coi là một giải pháp mang tính bước ngoặt của nha khoa hiện đại, cấy ghép Implant đã được chứng nhận an toàn với sức khỏe người bệnh và mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, để phương pháp này diễn ra hiệu quả và không gây ra biến chứng, việc lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín vô cùng quan trọng. Pegadent tự tin là nha khoa kỹ thuật số hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có khiếu thẩm mỹ cao và sự hỗ trợ từ hệ thống trang thiết bị máy móc tân tiến được nhập khẩu từ nước ngoài.
Tất cả các bước trong quá trình cấy ghép Implant của bạn đều được tính toán tỉ mỉ từ khâu thăm khám để xác định mức độ mất răng, tiến hành chụp CT để phân tích và lên phác đồ điều trị cho đến khâu cấy ghép và gắn mão răng sứ. Theo đó, bạn sẽ được cấy ghép an toàn, đảm bảo cho sức khỏe răng miệng.