Categories
TRỒNG RĂNG IMPLANT

TRỒNG RĂNG IMPLANT – KHI NÀO CẦN GHÉP XƯƠNG?

1. Trường hợp nào cần ghép xương?
    • Trước tiên ta phải hiểu, để trụ Implant có thể tồn tại trong xương hàm cần phải có đủ khoảng xương cần thiết để từ đó có thể diễn ra sự “tích hợp xương” giúp đẩy lên yêu cầu thêm xương ở những vùng thiếu như:
      1. Vị trí trồng răng có xương yếu và mỏng
      2. Mất nhiều răng dẫn đến tiêu ổ xương răng  
      3. Tình trạng xương xung quanh răng bị tiêu huỷ dần dẫn đến không còn vững chắc do tụt nướu, viêm nha chu, và hở chân răng
      4. Chấn thương mạnh gây tổn thương khung xương răng
  • “ Tích hợp xương”. Là thuật ngữ nói về việc trụ Implant tồn tại trong xương hàm, được xương bao bọc và vững chắc.

Tích hợp xương

2. Nguyên nhân gây tiêu xương và hậu quả xảy ra?

Tiêu xương

  • Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất khi mất răng sớm, xảy ra do xương ổ răng không còn nhận được sự kích thích cần thiết từ hoạt động nhai dẫn đến thoái hóa, suy giảm về kích thước, mật độ, và thể tích xương ổ răng.
  • Trong khoảng thời gian đầu, chúng ta thường không cảm nhận hay nhìn thấy sự thay đổi. Các biểu hiện của việc tiêu xương ổ răng sẽ rõ dần theo thời gian, sau vài năm có thể nhận thấy rất rõ ràng.
  • Nướu răng ở vị trí răng bị mất sẽ hõm đi, thấp hơn so với khu vực lân cận.
  • Răng kế cận nghiêng (đổ) vào khoảng mất răng.
  • Dẫn đên khớp cắn sai lệch.

Hậu quả nghiêm trọng khi mất răng sớm

3. Quy trình ghép xương nhân tạo cấy ghép Implant

Bước 1: Kiểm tra người bệnh và hồ sơ bệnh án:

  • Đánh giá tại chỗ tình trạng toàn thân.

Bước 2: Kỹ thuật thực hiện

Chuẩn bị:

  • Sát khuẩn.
  • Gây tê vùng, gây tê tại chỗ.
  • Gây mê nếu cần.

Sửa soạn xương hàm vùng nhận

Tạo vạt niêm mạc với 3 đường rạch:

  • Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng với vùng bị mất răng.
  • Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang và đủ rộng để thao tác.
  • Dùng cây bóc tách thích hợp để bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.
  • Rạch đường giảm căng.

Sửa soạn bề mặt xương: Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương giúp tạo các điểm chảy máu.

Đặt bột xương nhân tạo và đặt màng:

  • Đặt bột xương nhân tạo:
    • Trộn bột xương với nước muối sinh lý hoặc máu bệnh nhân.
    • Đặt bột xương đã trộn vào bề mặt xương hàm đã được sửa soạn với khối lượng thích hợp.
  • Đặt màng để che phủ bột xương và cố định màng.

Bước 3: Khâu đóng vạt niêm mạc.

 

 

 

doctor

BÁC SỸ: NGUYỄN HỒNG ÂN

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM năm 2016; Bác sĩ thực hành chuyên khoa sâu Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương 2017-2018 Một trong 7 bác sĩ đạt chứng nhận iTop Teacher 2017 (Thuỵ Sĩ) tại Việt Nam Một trong 4 bác sĩ được huấn luyện tại Nhật Bản của tổ chức ADN Chứng chỉ đào tạo chỉnh nha nâng cao do những giảng viên nổi tiếng trong chuyên ngành chỉnh hình răng mặt giảng dạy. Chứng chỉ cấy ghép implant Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về phục hình thẩm mỹ mặt dán sứ

Ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *