Categories
NẮN CHỈNH RĂNG

WITH PHOTOS – SHOULD I BE CONCERNED ABOUT DENTAL OCCLUSION OR ANTERIOR GUIDANCE – II

Có nên lưu tâm về khớp cắn hay hướng dẫn răng cửa?

Đây là phần 2, phần cuối của chủ đề chúng tôi đưa ra trước đó để cung cấp cho các bạn có được một hiểu biết tốt hơn về hướng dẫn răng cửa và khớp cắn hoạt động như thế nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục nổ lực giải thích bằng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu mà các nha sĩ sẽ dùng để thiết kế và tái lập lại khớp cắn của bạn.

Để làm cho liệu pháp khớp cắn này dễ dàng để có thể hiểu, chúng tôi sẽ trình bày với bạn một số  nội dung cơ bản bằng cách gói gọn tập trung nhất. FYI, có vô số những thông tin từ đề tài nghiên cứu và sách giáo khoa có sẵn nói về chủ đề này. Tuy nhiên nếu không được đào tạo ít nhất 4 năm trong trường nha khoa, việc đọc để hiểu những thông tin này có lẽ sẽ khá thách thức và gây bối rối cho người đọc.

Hiểu những gì mà nha sĩ của bạn sẽ làm để thiết kế và cải thiện khớp cắn của bạn.

(Hình: Những vấn đề khác nhau của khớp cắn: Cắn ngược-> khớp cắn thăng bằng; Cắn phủ-> khớp cắn thăng bằng)

Chúng tôi trình bày 3 nguyên tắc chung như sau

Có 3 nguyên tắc chung để thiết kế khớp cắn của bạn (hướng dẫn răng trước), những điều này được yêu cầu để tạo được một khớp cắn chức năng. Mục tiêu là để tạo ra một hệ thống ăn nhai đạt được hiệu quả, năng suất tốt và có thể chống chịu được những nghiến răng tiếp diễn của hàng vạn vòng lặp ăn nhai mỗi ngày.

Ở Pegadent, chúng tôi áp dụng ba nguyên tắc chung của khớp cắn này (hưỡng dẫn răng cửa) để thiết kế cho mỗi miếng trám răng, mỗi mão răng và mỗi ca tái lập chức năng nguyên hàm. Chúng tôi áp dụng những điều này vì một thiết kế hợp lý sẽ đem đến cho bạn một cảm giác tốt hơn từ một chức năng ăn nhai tốt hơn, trong khi vừa ngăn chặn những vấn đề về răng, khớp cắn và hàm. Khi chúng tôi chỉ định cho những bệnh nhân một phục hồi chức năng toàn hàm, mão răng toàn hàm hay chỉnh hình cho mục đích chức năng, chúng tôi sẽ bắt đầu với việc tập hợp các thông tin. Quá trình này bắt đầu với một kiểm tra – đánh giá cẩn thận về khớp cắn hiện trạng duy nhất của bệnh nhân. Việc này bao gồm những kiểm tra chẩn đoán đặc biệt, một bảng ghi chép các thông số về cung mặt với những mẫu chi tiết. Tất cả những điều này được truyền tải đến phòng labo nha khoa để phân tích chính xác. Ngày nay, chúng ta có thể đạt được những kết quả có thể dự đoán được từ trước với việc sử dụng những công nghệ nha khoa tân thời nhất.

Nguyên tắc chung thứ nhất  là cố gắng đạt được những tiếp xúc khớp cắn ở cả hai bên. Những cơ ăn nhai có thể tạo ra rất nhiều áp lực, thường một vài trăm pound lực tác dụng trên một xen ti mét vuông. Tiếp xúc khớp cắn xuyên suốt nguyên hàm đem lại một sự phân bổ lực nhai hợp lý hơn. Nhìn chung, khi một răng đã quá tải lực không thể chịu được bất cứ lực nào hơn được nữa, nó có thể bị lung lay, bị nứt gãy hay chân răng trở nên bị nhiễm trùng và có bệnh lý. Khi bạn bị mất một răng, hãy suy nghĩ về khối lượng tăng thêm có thể truyền tải vào răng kế cận đó. Trong nhiều ca lâm sàng của Pegadent, chúng tôi tập trung để chắc chắn rằng những răng trên cung hàm nên được phân bổ lực một cách hợp lý khi thiết kế một khớp cắn (hướng dẫn răng nanh). Những vấn đề diễn ra khi một răng riêng biệt phải chịu thêm tải lực, thậm chí của chỉ một răng.

Một số vấn đề nha khoa nào có thể xảy ra khi một răng phải chịu tải lực quá lớn? Vâng, có rất nhiều vấn đề, bao gồm gây ra hiện tượng răng quá nhạy cảm, những đường ranh giới mòn trên bề mặt của răng, răng lung lay, nứt gãy răng, mòn răng quá mức và đau khớp thái dương hàm (đau khớp TMJ). Thậm chí bạn có thể thấy những ăn mòn trên mặt trước của các răng với đường viền nướu bị tụt, được biết như là “sự mòn ngót do lực uốn cong”. Nếu bạn có bất cứ hay một vài những dấu hiệu hay triệu chứng này, có lẽ bạn đang gặp phải vấn đề mà chúng tôi gọi là bệnh lý khớp cắn, một loại bệnh lý nha khoa suy hóa mà lúc đó khớp cắn của bạn đang gây những vấn đề. Vì thế có được sự phân bổ lực tốt và thậm chí những tiếp xúc điểm được thiết kế với những chi tiết then chốt.

Nó cũng có nghĩa là những tiếp xúc điểm chính xác nên được tạo ra ở những vùng phù hợp trên bề mặt ăn nhai của răng. Đối với những bệnh nhân có implant nha khoa, điều này thậm chí còn quan trọng hơn và thiết kế cho những lực tải nên được đặt theo chiều trục của implant để có sự triệt tiêu lực một cách tốt nhất.

Nhìn chung, kinh nghiệm lâm sàng cho chúng tôi thấy được những bệnh nhân có khớp cắn được thiết kế hợp lý ít gây ra những vấn đề hơn, so với những bệnh nhân có những lực không cân bằng và luôn thay đổi tác dụng trên răng của họ.

Nguyên tắc chung thứ hai cho thiết kế khớp cắn là hướng dẫn răng cửa (anterior guidance). “Anterior” nghĩa là những răng phía trước và “Guidance” đề cập đến những răng trước được hướng dẫn ra trước như thế nào. “Hướng dẫn” này diễn ra khi những răng cửa hàm dưới có khả năng trượt ra trước theo hướng dẫn mặt trong của những răng cửa hàm trên. Ban đầu hãy cố gắng đóng miệng lại và sau đó tìm trở lại khớp cắn của bạn. Sau đó cố gắng trượt những răng dưới của bạn ra trước khoảng một xen ti mét. Đây chính là cái mà chúng tôi gọi là hướng dẫn răng cửa.

Ở phần 1 của chủ đề này, chúng tôi đã nói về những đặc điểm của hướng dẫn răng nanh và hướng dẫn răng cửa. Những hướng dẫn này rất quan trọng trong việc có cho phép sự phân bổ lực trên những răng sau hay không. Hướng dẫn răng nanh và răng cửa làm nhả khớp lập tức trên những răng cối lớn và răng cối nhỏ. Đặc biệt, khi bạn thực hiện những vận động đưa hàm sang bên hay ra trước, ví dụ, khi bạn nhai thức ăn.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi những răng sau chịu bớt lực trong vận động trượt hàm dưới ra trước, nó đem lại những lợi ích cơ học quan trọng đáng lưu tâm. Đầu tiên, những cơ hàm sẽ giảm hoạt động đáng kể, từ đó có thể cản trở bớt lực truyền tải lên răng và làm giảm sự nghiến răng. Hơn thế nữa, tổng giá trị những lực tác dụng trên các răng trước được giảm đến mức tối thiểu đáng kể. Thật sự điều này rất có ích trong việc ngăn chặn, làm giảm những nguy cơ hư hại răng và mòn răng quá mức.

Một khía cạnh khác cần được cân nhắc một cách cẩn thận là khi bạn trượt các răng sang một bên. Bạn đang trượt trên phần hàm mà chúng tôi hay gọi là bên làm việc. Những răng ở phần hàm đối diện được biết đến như là bên không làm việc và nên nhả khớp hoàn toàn. Vấn đề xảy đến khi có những tiếp xúc bên không làm việc. Đặc biệt, nó làm tăng vận động các cơ và tăng áp lực lên những răng bên không làm việc.

Khi một bệnh nhân có nhiều răng chạm nhau khi trượt hàm dưới ra trước, những răng sau sẽ nghiến trên mỗi răng khác. Điều này xảy đến kèm theo lực cơ tăng, chúng tôi thường xếp những bệnh nhân này với những dấu hiều và triệu chứng nghiêm trọng của bệnh lý khớp cắn. Những diện mòn quá mức, những cơn đau cơ hay khớp, những răng bị nứt hay mặt dán sứ bị mòn trên những răng thuộc các phần hàm của họ.

Nguyên tắc chung thứ ba  của thiết kế khớp cắn là để tạo những vận động hàm dưới trơn chu thông suốt khi vận động chức năng. Rõ ràng điều này có nghĩa là, khi bạn ăn nhai, hàm dưới của bạn không chỉ đơn thuần di chuyển từ bên này sang bên kia. Nhưng hơn thế nữa nó di chuyển tới và sau đó trở lại vị trí nghỉ nhờ vào sự đóng kín. Đây được gọi là bao vận động chức năng, rất khác nhau ở mỗi người và cũng có những giá trị trung bình của vận động. Nếu đột nhiên bạn không có tiếp xúc trên những răng trước ở tư thế nghỉ (cắn hở) hay những răng cửa hàm dưới lấn ra trước với những răng cửa hàm trên (cắn ngược). Có thể bạn sẽ tạo ra những vận động bị cản trở trong khi ăn nhai.

Thiết kế khớp cắn

Có hai nguyên nhân chính có thể dẫn đến một vận động bị cản trở. Đầu tiên nó có liên quan đến hình dạng và vị trí của những răng cửa. Độ dốc của mặt trong các răng cửa hàm trên phải tạo điều kiện để những răng cửa hàm dưới trượt trên chúng. Nếu hình dạng hay chiều dài không thuận lợi, có thể lúc đó khớp cắn của bạn là một dạng bị khóa hay không có khả năng mở miệng một cách thoải mái. Điều này thường sẽ tạo ra một cảm giác hết sức khó chịu, khi những răng của bạn không cho phép đạt được một khoảng trống đủ, do đó gây cản trở trong vận động trượt ra trước.

Lý do thứ hai liên quan đến không có chức năng hướng dẫn răng nanh hay chức năng hướng dẫn nhóm. Ở phần 1 của chủ đề này, chúng tôi đã định nghĩa về chức năng của răng nanh. Như là một cách tốt nhất, hướng dẫn răng nanh cho phép bạn nhả khớp hoàn toàn các răng sau khi bạn trượt những răng hàm dưới ra trước. Nếu là chức năng trên nhóm nhiều răng, vậy thì trường hợp này có cho phép bạn trượt và nhả khớp hoàn toàn những răng sau? Đây chính là chức năng tốt thứ hai, một chức năng tối ưu hay được gọi là chức năng nhóm (hay hướng dẫn nhóm). Ở những người không có răng nanh hay răng nanh của họ mọc sai vị trí, khi đó chức năng hướng dẫn có thể bị hạn chế. Người Việt Nam và một số nước châu Á có thể có vị trí của các răng nanh rất xa, hay mọc lệch ra phía trước và vì thế không có chức năng. Những răng mọc chen chúc quá mức đẩy răng nanh khỏi vị trí của nó sẽ gặp phải vấn đề này. Hãy suy nghĩ khi miệng của bạn đang bị khóa lại ở một vị trí, ở đó không có bất cứ răng trước nào có khả năng nâng khớp răng sau lên, một phần bởi vì các răng đang bị khóa chặt cùng nhau.

Điều này có thể dẫn đến sự mỏng đi của những răng trước nếu bạn không thể nâng chúng lên một cách tự nhiên. Nếu điều này diễn ra, khi đó bạn phải tìm cách để đưa những răng của bạn trở lại vị trí nghỉ ở mọi thời điểm. Điều này gây ra sự trầy (mòn) của những răng trước, kéo đến kết quả là sự mỏng nghiêm trọng của đỉnh bờ cắn. Nó cũng có thể là nguy cơ kéo theo sự mòn nghiêm trọng trên những răng khác. Thêm nữa, nó có thể gây ra một số vấn đề như răng lung lay, mẻ hay gãy răng (chấn thương răng) và gây đau cơ  hay hàm của bạn.

Ba nguyên tắc vàng của việc thiết kế khớp cắn (hướng dẫn răng trước) là cực kì quan trọng để đảm bảo rặng bạn sẽ gặp phải ít hơn những tình trạng khẩn cấp trong nha khoa, những cơn đau nhức đầu hay căng thẳng quá mức. Bằng cách tạo ra một khớp cắn thoát khỏi những cản trở, sự hoạt động quá mức của các cơ và những tiếp xúc bên không làm việc trên những răng sau. Thêm vào đó, để theo được và luyện tập được 3 nguyên tắc vàng này! Labo nha khoa Westcoast sẽ luôn luôn sử dụng những loại công nghệ số nghệ thuật tiên tiến nhất để đảm bảo đem lại một kết quả cao nhất. Điều này là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những ca phục hồi phức tạp đòi hỏi nhu cầu thẩm mỹ là ưu tiên hàng đầu.

(Hình: Những tiếp xúc ổn định trên những răng có cường độ cân bằng trong tương quan trung tâm)

Vậy nha sĩ sẽ làm gì để sữa chữa lại một khớp cắn chức năng tệ?

Tại Pegadent, chúng tôi sẽ kiểm tra một cách cẩn thận, phân tích và đánh giá trường hợp răng miệng toàn diện của bạn và chúng tôi sẽ tạo ra một thiết kế phục hồi để đạt được một khớp cắn lý tưởng. Những mẫu khớp cắn của bạn sẽ được tải vào một chương trình phần mềm và sau đó quá trình mô phỏng về những gì có thể điều chỉnh lại được tiến hành. Trước bất cứ một điều trị nha khoa nào được bắt đầu, nha sĩ, kỹ thuật viên của bạn và cả chính bạn phải hiểu và đồng ý kế hoạch điều trị được đưa ra.
Thiết kế nụ cười số (Digital Smile Design), một kỹ thuật được sử dụng bởi các nha sĩ thẩm mỹ, là một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong việc sữa chữa lại những khớp cắn tệ của bệnh nhân. Phương pháp này giúp cho cả nhóm biết được những mục tiêu kết quả cần đạt được sau cùng là gì.

Bây giờ chúng tôi sẽ nêu chi tiết một chẩn đoán và kế hoạch tái lập cấu trúc dưới đây, các bạn đã sẵn sàng khởi đầu cho lần hẹn đầu tiên trong tổng số 5 lần hẹn điều trị rồi chứ? Tất cả những lần hẹn này đều được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc về khớp cắn mà chúng tôi nêu trên. Nếu bạn đang dự định sẽ tân trang lại toàn bộ hàm răng của mình, đây là một phác thảo cho những việc được thực hiện trong mỗi lần hẹn sau khi đã thiết kế và lập kế hoạch cẩn thận.

 Lần hẹn 1: Khâu chuẩn bị các răng. Chúng tôi sẽ rất lưu ý và nhẹ nhàng để chuẩn bị những mẩu răng của bạn theo nguyên tắc bảo tồn. Mục tiêu của chúng tôi là giảm tới mức tối thiểu việc phải sửa soạn răng và duy trì tối đa thần kinh của các răng (sự sống của tủy răng). Điều này được thực hiện bằng cách tạo những hướng dẫn giảm thiểu sửa soạn và mẫu wax ups để biết chính xác cần phải sửa soạn bao nhiêu. Gây tê sẽ được thực hiện, vậy nên bạn cứ yên tâm và thoải mái trong suốt quá trình này.

Sau quá trình sửa soạn này, sẽ tới bước quét hay lấy dấu, labo số của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin. Chúng tôi kết thúc với việc đặt những cầu răng tạm mà chúng tôi đã làm sẵn từ trước cùng với lúc lập kế hoạch điều trị.

Lần hẹn 2  Hàm tạm thứ hai sẽ được thử nhanh chóng để xác minh lại thiết kế nụ cười và khớp cắn ban đầu (hướng dẫn răng trước). Điều này cho phép chúng tôi thử duyệt trước để xem các phục hồi sau cùng có cần được điều chỉnh để đáp ứng một thiết kế chính xác. Trong giai đoạn này chúng tôi sẽ bỏ bớt, sửa đổi và điều chỉnh thiết kế của chúng tôi để đảm bảo kết quả sửa đổi sau cùng có thể gần với sự hoàn hảo nhất có thể.

Lần hẹn 3 Sau khoảng 3-7 ngày, labo nha khoa số của chúng tôi sẽ làm khung sườn hay gần như hoàn tất nụ cười mới của bạn. Mục tiêu ở lần hẹn này là để xác định chức năng vận động toàn bộ của bạn trong một thử nghiệm hay chúng tôi thường gọi là “try in stage”. Ở lần hẹn này chúng tôi sẽ thử nghiệm tất cả những tiếp xúc điểm có được, để đạt được một hướng dẫn răng cửa hợp lý và không có những tiếp xúc cản trở bên không làm việc, cũng như bao vận động chức năng của hàm dưới sẽ được ghi lại và lên kế hoạch. Bạn sẽ liên kết cùng quá trình và giúp chúng tôi thực hiện những điều chỉnh chi tiết sau cùng như hình dạng, những hoa văn bề mặt hay chiều dài của răng. Trong suốt lần hẹn này, chúng tôi sẽ quan sát xem bạn thực hiện vận động có được giải phóng khỏi các cản trở, khỏi các tiếp xúc điểm bên không làm việc hay không và những vận động trên mẫu đã thiết kế sẵn sẽ được sao chép lại trong miệng.

Try in stage

Đây là giai đoạn chính trong toàn bộ quá trình để quan sát tất cả những thiết kế có được chuyển giao và tái lập lại trong miệng hay không. Nếu chính xác tuyệt đối, một khớp cắn lý tưởng sẽ được tái lập với những vận động đã được tính toán trước từ việc sử dụng những đồ hình máy tính kỹ thuật cao và thiết bị giá khớp.

Những bước thiết kế này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp thực hiện veneer (mặt dán sứ) và bọc sứ nguyên hàm. Veneer có thể bị nứt, mẻ hay rớt khi ba nguyên tắc vàng về khớp cắn này không được tuân thủ.

Lần hẹn 4 Gắn cement. Bản liệt kê sau cùng của tất cả các tiêu chuẩn bao gồm thẩm mỹ được thực hiện. Độ vừa khít phải dưới 25 micron để đảm bảo đạt được kết quả tốt. Mọi thứ được đánh giá cẩn thận. Khi đã thông qua hết, chúng tôi sẽ quyết định gắn dính cement cho những phục hình vĩnh viễn. Và dĩ nhiên, lúc ấy ắt hẳn bạn sẽ rất hạnh phúc, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng cement gắn sau cùng cho những răng mới để gắn vào miệng bệnh nhân. Cũng có thể chúng tôi chỉ sẽ gắn tạm phục hình cho bạn một vài ngày nếu bạn muốn thử sử dụng nó trước khi gắn vĩnh viễn.

Lần hẹn 5 Chúng tôi sẽ xem xét lại tất cả những tiêu chuẩn trong bản liệt kê. Những điều chỉnh nhỏ có thể được thực hiện. Trong lần hẹn này, chúng tôi có khả năng sẽ đưa ra chỉ định cho bạn mang máng nhai để bảo vệ vào ban đêm. Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi thực hiện veneer hay mão sứ toàn hàm được hoàn tất, sự bảo vệ tốt nhất là mang máng nhai bởi vì nếu bạn đã từng bị mòn răng từ những vận động cận chức năng trước đó, chúng tôi hoàn toàn không muốn những điều này sẽ lặp lại với hàm răng mới của bạn!

Và những gì mà labo nha khoa làm có đảm bảo đạt kết quả tốt? ở phòng labo của chúng tôi, chúng tôi lập ra 3 nhóm xác định quan trọng.

Đầu tiên là xác định vị trí rìa cắn lý tưởng cho những răng phía trước, để làm được điều này chúng tôi cần xác định chiều dài và độ nghiêng của rìa cắn răng cửa.

Nếu những rìa cắn răng cửa là khá nghiêng về phía trước, các bạn sẽ gặp vấn đề về phát âm và nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới vẻ ngoài của bạn. Những rìa cắn được thiết kế kém sẽ cản trở môi của bạn và một số từ mà bạn nói, ví dụ như răng quyến rũ (sexy teeth), sẽ phải được sửa lại. Thật vậy, như tiếng “s” hay “t” sẽ không được phát âm đúng cách hay theo cách mà bạn dự định nói.

Cũng vậy, nếu những rìa cắn răng cửa là quá cụp vào trong, có thể bạn sẽ cảm thấy bị khóa chặt hàm và vì thế bao vẫn động hàm bị cản trở.

Điều thứ hai một xác định quan trọng nhất, labo nha khoa của chúng tôi sẽ phải cân nhắc một hướng dẫn răng cửa hợp lý. Chúng tôi mục tiêu sẽ tạo ra được một hình dạng tối ưu của mặt trong răng cửa hàm trên và phần trước của những răng cửa hàm dưới sao cho càng giống hình dáng lý tưởng càng tốt trong tương quan dốc đóng khớp (interlocking sloping relationship). Điều này cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đem đến một độ dốc tốt nhất.

Thiết kế đặc trưng này phải được thực hiện trên giá khớp điều chỉnh toàn bộ để sao chép lại những vận động hàm chính xác. Độ dốc của những răng trước là lý tưởng nhất khi nó khớp với góc vận động khi khớp thái dương hàm của bạn vận động một cách tự nhiên, trơn chu.

Nha sĩ và các kỹ thuật viên nha khoa sẽ thiết kế và tạo dựng hình dạng giống với những răng tự nhiên với mặt trong có lõm cingulum. Khi được thiết kế đúng như thế, sẽ không có bất cứ cản trở nào diễn ra trong đường vận động khi đóng hàm.

Nếu nguyên tắc này bị vi phạm khi tạo dựng nên những răng trước, bệnh nhân sẽ than phiền rằng khớp cắn của họ bị cao, bị khóa hay họ không ăn nhai táo một cách thoải mái được.

Cuối cùng,  phòng labo sẽ hoàn tất cùng với nha sĩ của bạn và những yêu cầu của bạn về màu sắc, những đường nét bề mặt, chiều dài, hình dạng và những đặc điểm mang tính cá nhân khác để tạo ra một hàm răng và một nụ cười đẹp tự nhiên nhất.

Tại Pegadent, mỗi và mọi ca lâm sàng đều rất đặc trưng và đó là nhiệm vụ của chúng tôi, luôn mong muốn và đặt mục tiêu sau cùng để có thể tạo một thiết kế khớp cắn tối ưu nhất có thể. Sử dụng chính nguồn nhân lực từ phòng labo của chúng tôi, chúng tôi có thể điểu chỉnh và đạt được kết quả cuối cùng thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều.

Ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *