Categories
NHA KHOA THẨM MỸ

TẠI SAO CẦN TRÁM RĂNG

Tại sao cần trám răng?

Trám răng là một phương pháp điều trị nha khoa dùng các vật liệu (GIC, composite,..) Để phục hồi hình thể răng trong trường hợp sâu, nứt, vỡ. Trám răng giúp khôi phục cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Trám răng

Khi nào cần phải trám răng?

Những răng bị khiếm khuyết vì những nguyên nhân sau đây được chỉ định thực hiện kĩ thuật trám răng:

1.Răng bị thưa, hở kẽ nhỏ:

đặc biệt là vùng răng trước ảnh hưởng đến thẩm mỹ: 

Trám răng sẽ giúp đóng kín khe hở này, cải thiện tính thẩm mỹ cho khách hàng.

2. Răng bị sâu răng: 

Răng bị sâu, đổi màu, hình thành lỗ sâu nên được trám sớm để ngăn ngừa sâu răng tiến triển tiếp. Nếu không được trám sớm, sang thương sâu răng này có ảnh hưởng đến tuỷ gây nên những cơn đau nhức khó chịu và có thể phải điều trị tuỷ.

3.Răng bị mòn cổ răng:

Những sang thương mòn cổ này gây ra cảm giác ê buốt, khó chịu cho khách hàng. Cảm giác khó chịu này có thể được loại bỏ bằng phương pháp trám răng, giúp che đi vùng cổ răng nhạy cảm.

4.Phòng ngừa sâu răng: 

Ở những răng có nhiều múi rãnh mới mọc ở trẻ em là vị trí có nguy cơ sâu răng cao vì đây là bề mặt khó làm sạch và các bé chưa thể tự vệ sinh răng miệng tốt. Ở những răngnày nên được trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng (sealant) giúp đem lại bề mặt phẳng hơn, dễ vệ sinh hơn..

5.Răng bị sứt mẻ nhỏ: 

Trường hợp răng bị chấn thương dẫn đến mẻ một góc nhỏ răng, có thể trám thẩm mỹ để tái tạo, phục hồi lại hình dạng răng ban đầu.

6.Thay đổi miếng trám: 

Những miếng trám cũ có thể không còn tốt sau thời gian hay là những miếng trám Amalgam màu kim loại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ thay thế miếng trám cũ này bằng vật liệu composite có màu sắc tương đồng với mô răng thật và hoàn thiện hơn.

Quy trình trám răng tại nha khoa Pegadent

Quy trình trám răng

1.Khám trong miệng, chụp phim xác định răng cần được trám

2.Giải thích, tư vấn cho khách hàng về tình trạng răng. 

Thống nhất kĩ thuật trám răng, vật liệu trám thích hợp.

3.Sửa soạn xoang trám

Bác sĩ sẽ tiến hành sửa soạn xoang trám bằng mũi khoan và cây nạo ngà để loại bỏ mô răng sâu. Xoang trám được thiết kế phù hợp để tăng lưu giữ cho vật liệu trám răng. Việc làm sạch mô răng sâu giúp loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn, ngăn ngừa sâu răng tái phát.

4.Cô lập răng

Bác sĩ tiến hành cô lập răng bằng đê cao su, gòn cuộn và thổi khô bề mặt răng.

5.Đặt vật liệu trám vào xoang trám

Nếu vật liệu trám là composite thì bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước sau: Xoi mòn răng với acid phosphoric, bôi keo dán lên bề mặt răng, đặt từng lớp vật liệu composite vào xoang trám, điêu khắc răng và chiếu đèn.

Nếu vật liệu trám là GIC thì bác sĩ sẽ tiến hành đặt chất trám vào xoang trám, điêu khắc răng và bôi chất cách ly.

6.Kiểm tra, điều chỉnh khớp cắn.

Kiểm tra khớp cắn bằng cách cho bệnh nhân vận động hàm. Mài chỉnh những điểm vướng cộm.

7.Đánh bóng hoàn tất miếng trám.

Đánh bóng và hoàn thiện miếng trám để tạo bề mặt tròn đều, trơn láng.

8.Hướng dẫn và dặn dò khách hàng

Cho khách hàng xem và đánh giá miếng trám. Bác sĩ hướng dẫn và dặn dò những lưu ý sau khi trám răng.

Ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *