Categories
NHA KHOA THẨM MỸ

CÁC LOẠI LASER TRONG NHA KHOA

CÁC LOẠI LASER TRONG NHA KHOA

Ngoài phân loại thông thường Laser mô cứng và mô mềm, Laser còn được phân loại chuyên sâu hơn dựa vào môi trường hoạt chất của chúng. Có 4 loại Laser được sử dụng trong nha khoa, bao gồm Laser Đi-ốt, Laser CO2, Laser Erbium và Laser Nd:YAG.

Laser trong nha khoa – Mới nhưng không mới

Có thể bạn đã từng biết qua ứng dụng Laser có mặt rất nhiều trong đời sống, từ chiếc laser pointer nhỏ mà bạn vẫn hay dùng khi thuyết trình, các máy quét mã vạch trong các shop bán hàng,… cho đến ứng dụng trong y học để chữa cận thị, ứng dụng trong thẩm mỹ làn da,… hay thậm chí còn ứng dụng trong quân đội làm một đèn chiếu sáng bí mật để theo dõi đối tượng với độ chính xác cao khi trinh sát ban đêm,…

Trong những năm gần đây, việc sử dụng tia Laser trong nha khoa (nha khoa Laser Tech) cũng bắt đầu trở thành một hình thức chăm sóc răng miệng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, Nha khoa Laser Tech không phải mới hình thành gần đây, mà đã có mặt từ những năm thập niên 90. Cụ thể hơn, Laser được sử dụng thương mại trong thực hành nha khoa lâm sàng cho các thủ thuật liên quan đến mô răng vào năm 1989.

Từ đó đến nay, lịch sử Laser trong nha khoa đã trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển các loại Laser ứng dụng trong nha khoa khác nhau.

Để hiểu được trong nha khoa có các loại Laser nào, bạn sẽ cần biết sơ qua cấu tạo cơ bản của thiết bị phát Laser, vì tên của một thành phần trong cấu tạo chính là yếu tố hình thành tên của phân loại Laser đó.

Cấu tạo cơ bản của thiết bị phát Laser

Đèn laser hay thiết bị phát ra tia laser tiêu chuẩn sẽ có cấu tạo gồm 3 bộ phận cơ bản:

Môi trường hoạt chất: Trong môi trường hoạt chất, sự phát xạ tự phát và kích thích của các hạt lượng tử photon diễn ra, dẫn đến hiện tượng khuếch đại ánh sáng.

Môi trường hoạt chất quyết định đến bước sóng và các tính chất khác của tia Laser phát ra.

Nguồn cấp năng lượng: Có chức năng cung cấp năng lượng cho hệ thống cấu tạo laser.

Buồng cộng hưởng: bao gồm gương hoặc hệ thống gương dùng để tạo hệ thống khuếch đại ánh sáng.

Phân loại Laser trong nha khoa

Laser nha khoa thường được phân biệt với nhau bởi môi trường hoạt chất của chúng, và môi trường này có thể chứa khí (gas), tinh thể (crystal) hoặc chất bán dẫn trạng thái rắn (solid-state semiconductor).

1. Laser Carbon Dioxide (Laser CO2)

Dựa theo cách hiểu đơn giản ở trên, Laser có tên gọi là Laser CO2 là vì môi trường hoạt chất của nó có chứa CO2.

Được sử dụng trong nha khoa trong hơn 25 năm, Laser CO2 tạo ra ánh sáng không nhìn thấy được ở bước sóng 10.600 nm. Đây là bước sóng lý tưởng cho các thủ thuật loại bỏ u, dời vị trí thắng và nâng viền nướu. Tất cả đều là ứng dụng chỉ trên mô mềm. Đó là vì năng lượng ánh sáng Laser của Laser CO2 dễ dàng tương tác với các phân tử nước tự do trong mô mềm và làm bốc bay mô cần loại bỏ.

Laser Solea từ Convergent Dental là tia Laser nha khoa CO2 đầu tiên hoạt động ở bước sóng 9.300 nm được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ công nhận để điều trị trên mô cứng và mô mềm.

2. Laser Diode

Laser Diode tạo ra ánh sáng cận hồng ngoại không nhìn thấy được ở các bước sóng 810 nm, 940 nm, 980 nm và 1.064 nm. Các bước sóng Laser Diode nhắm mục tiêu cụ thể vào các sắc tố trong mô mềm, mô bệnh, mô viêm và mạch máu.

Laser Diode hiệu quả trong các thủ thuật mô mềm như loại bỏ nướu dư, loại bỏ u, dời vị trí thắng, cũng như tạo ra hiệu quả diệt khuẩn.

Không giống như Laser CO2, Laser Diode không thể xuyên qua vật liệu Zirconia.

3. Laser Erbium

Các tia Laser Erbium (Er,Cr:YSGG và Er:YAG) tạo ra các bước sóng tương ứng là 2.780 nm và 2.940 nm. Chúng có thể điều trị hiệu quả cả mô cứng và mô mềm.

Những thiết bị phát Laser Erbium thường được gọi là thiết bị cho mọi loại mô, do sự hấp thụ năng lượng ánh sáng Laser bởi cả mô cứng và mềm.

Được sử dụng cho các thủ thuật như trám răng (mô cứng) hay nha chu thẩm mỹ (mô mềm) như tạo hình viền nướu, loại bỏ nướu thừa và các thủ thuật điều chỉnh nướu trước khi phục hình… tia laser này cung cấp công suất cao hơn và hiệu quả cung cấp năng lượng tốt hơn, cho tốc độ lấy mô nhanh hơn và cải thiện khả năng cầm máu.

Công nghệ xung vuông Laser Erbium – hệ thống Laser LightWalker từ Fotona– cho phép phát xung đạt mức năng lượng đỉnh mong muốn ngay lập tức, dẫn đến loại bỏ mô nhanh chóng và giảm đau. Laser Erbium cũng tạo ra các sóng xung kích (shockwaves) quang học để tăng khả năng khử khuẩn hiệu quả cho ống tủy nội nha. Sử dụng Laser Er: YAG có thể loại bỏ yêu cầu gây tê, giảm đau hậu phẫu và giảm thời gian hồi phục.

4. Laser Nd:YAG

Được phát triển để sử dụng trong điều trị nha chu, Laser Nd:YAG tạo ra ánh sáng không nhìn thấy được trong phạm vi cận hồng ngoại với bước sóng 1.064 nm và nhắm mục tiêu vào các sắc tố trong mô mềm, chủ yếu là hemoglobin và melanin.

Laser Nd:YAG có các bước tăng giảm xung khác nhau để chuyển từ loại bỏ mô sang cầm máu, lý tưởng để nâng viên nướu thẩm mỹ, loại bỏ nướu dư… Laser Nd:YAG cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn và khử khuẩn bề mặt Implant mà không làm hỏng các đặc tính bề mặt.

Ngoài ra, điều trị bằng Laser Nd:YAG thậm chí có thể được thực hiện mà không cần gây tê, cho phép điều trị toàn miệng trong một lần hẹn và ít chảy máu, giảm đau sau phẫu thuật, không sưng và không cần khâu. Các phương pháp tiếp cận bằng Laser Nd:YAG tiêu tốn thời gian ít hơn khoảng 50%.

Từ những lợi ích kể trên, sự chấp nhận của khách hàng đối với liệu pháp Laser ngày một lớn hơn, sự tin yêu của khách hàng còn lớn hơn so với các phương pháp điều trị thông thường.

Hệ thống laser kép cho mô cứng và mô mềm trong nha khoa

Thực tiễn cho ta thấy rằng các thủ thuật điều trị nha khoa khác nhau đòi hỏi các bước sóng Laser phù hợp khác nhau. Điều này là bởi vì các mô trong khoang miệng, như mô nướu mềm hay mô răng cứng chắc, thì có từng phản ứng riêng biệt với từng nguồn phát Laser khác nhau. Với Laser, các chỉ định lâm sàng trong nha khoa có thể phủ rộng từ tạo xoang trám răng sâu, điều trị viêm nha chu, cho đến nhiều thủ thuật thẩm mỹ như nâng viền nướu thẩm mỹ, làm hồng nướu thâm, tẩy trắng răng bằng Laser, hay thậm chí là  hỗ trợ tăng tốc chỉnh nha, giúp giảm thời gian điều trị….

Nhưng, thay vì sử dụng nhiều thiết bị với chỉ một bước sóng để giải quyết các điều trị trên, đội ngũ bác sĩ Nha khoa Kỹ Thuật Số Pegadent đã lựa chọn và tin dùng hệ thống Laser LightWalker từ hãng Fotona, mang đến giải pháp điều trị toàn diện, với một nền tảng duy nhất, nhờ sở hữu hai bước sóng bổ sung tốt nhất trong nha khoa Er:YAG và Nd:YAG, giúp mở rộng phạm vi điều trị và nâng cao hiệu quả điều trị lâm sàng nhờ vào các đặc tính tương tác độc đáo giữa laser với mô của từng bước sóng.

– Bước sóng Laser Er:YAG- khả năng tỉa gọt ưu việt và làm sạch hoàn hảo:

Er:YAG (2.940nm) hiệu quả vượt trội trong việc tỉa gọt và làm bốc bay mô cứng, mô mềm, đồng thời giúp làm sạch bề mặt mô nhiễm trùng một cách triệt để.

– Bước sóng Laser Nd: YAG- khử trùng sâu giúp lành thương nhanh:

Nd:YAG (1.064nm) làm đông máu và xử lý nhiễm trùng ở các lớp mô sâu giúp thúc đẩy quá trình lành thương được diễn ra nhanh hơn, giải quyết những phạm vi điều trị như nha chu, mô mềm, hay điều hướng sinh học,…

Ứng dụng laser trong điều trị nha khoa một ngày hẹn là một trong những niềm tự hào của Nha khoa Pegadent, khi có thể cập nhật công nghệ tiên tiến nhất cùng trải nghiệm quốc tế cho những khách hàng Việt Nam, Việt kiều bận rộn.

 

Ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *