Categories
NẮN CHỈNH RĂNG

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI NIỀNG RĂNG BẰNG MẮC CÀI

Trước khi niềng răng, bạn cần tìm hiểu và lưu ý một số điều quan trọng để tạo thuật lợi nhiều hất cho quá trình niềng răng sắp tới. Bạn có thể hỏi han bạn bè, tự tìm hiểu trên internet hay hỏi tư vấn trực tiếp từ bác sĩ về những thông tin liên quan. Có 3 điều quan trọng nhất bạn cần để tâm trước khi đeo niềng răng: tình trạng răng miệng hiện tại; những thói quen cần được tuân thủ hay sửa đổi để có chế độ chăm sóc răng miệng tốt nhất trước niềng răng và cần BIẾT bác sĩ điều trị niềng răng cho bạn là ai?

1.Xác định tình trạng răng miệng hiện tại của bản thân (có liên quan đến sai lệch hàm) 

Biết được bản thân như thế nào là một trong những kỹ năng cần luyện tập đi luyện tập lại trong suốt đời người, từng giai đoạn sẽ có những thay đổi bản thân phù hợp với thế giới xung quanh; phát huy tối đa thế mạnh và khắc phục bớt điểm yếu của bản thân tại thời điểm đó. Qua đó giúp cá nhân không bị thụt lùi so với sự phát triển của xã hội. Do đó biết được tình trạng răng miệng của bản thân là một nhu cầu cần thiết đối với mỗi cá thể.

Bạn sẽ biết được tình trạng răng miệng của bản thân thông qua thăm khám và tư vấn từ bác sĩ. 

Để xác định tình trạng răng các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang chính diện và sọ nghiêng để xác định cấu trúc xương hàm, thế mọc răng; Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt để phân tích mức độ sai lệch của răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt; đồng thời bác sĩ cũng sẽ scan/ quét hàm răng của bạn để có cái nhìn tổng thể, cũng như phân tích kích thước răng và cung hàm để biết chính xác được tình trạng sai lệch hàm của bạn là do những vấn đề gì gây nên.

Qua tổng hợp và phân tích dữa trên những dữ liệu nêu trên, bác sĩ sẽ phân loại được mức độ sai lệch hàm của bạn ở mức nào, bao hàm những nguyên nhân nào gây nên; Từ đó có thể đưa ra được những chỉ định để giải quyết từng nguyên nhân để đưa ra kế hoạch điều trị tối ưu nhất cho tình trạng của bạn.

Nhìn chung, có 6 tình trạng răng thường gặp và cần phải điều trị niềng răng để cải thiện là:

  • Răng hô
  • Răng móm
  • Răng chen chúc
  • Răng thưa
  • Răng cắn chéo
  • Răng cắn hở

Bạn cũng có thể xác định tình trạng răng hô, móm, chen chúc, thưa, cắn chéo hay cắn hở với mắt thường bằng cách soi gương hoặc chụp ảnh ở góc chính diện và góc nghiêng

  • Răng hô: răng hàm trên nhô ra nhiều hơn so với răng hàm dưới 
  • Răng móm: ngược lại hàm dưới đưa ra nhiều hơn so với hàm trên 
  • Răng chen chúc: răng mọc lệch lạc, cái đưa ra cái đưa vào hay mọc chống lên nhau do không đủ chỗ 
  • Răng thưa: khoảng cách giữa các răng bị hở hay cách xa nhau
  • Răng cắn chéo: răng hàm trên bị nằm trong so với răng hàm dưới lúc cắn hai hàm lại
  • Răng căn hở: khi cắn hai hàm: hàm trên và hàm dưới không phủ nhau mà có khoảng hở 

2. Chế độ chăm sóc răng miệng tốt trước khi niềng răng

Chăm sóc răng miệng là thói quen thường ngày của mỗi người và là nhiệm vụ tối cần thiết của cá nhân để có được hàm răng khoẻ mạnh không có bệnh lý. Nhiệm vụ này càng được chú trọng hơn đối với những bạn đang có ý định niềng răng. Vì khi niềng răng việc chăm sóc răng miệng không chỉ gói gọn chỉ chải sạch răng lợi là xong, mà còn đòi hỏi bạn cần vệ sinh đúng cách cho bộ niềng của mình.

Bạn đã tự tin với kỹ năng vệ sinh và tự chăm sóc răng miệng của bản thân? Nếu chưa tôi nghĩ bạn chưa đủ sẵn sàng để bắt đầu tiến trình niềng răng đâu!

Tại sao ư?

Tình trạng răng miệng dơ bị viêm nướu nhiều là một trong những kẻ thù lớn nhất trong điều trị chỉnh răng di chuyển; Bác sĩ của bạn sẽ không thực hiện niềng răng cho bạn nếu bạn chưa hình thành được thói quen vệ sinh răng miệng đúng và hợp lý cho hàm răng của mình.

Tại nha khoa Pegadent, bác sĩ sẽ giúp bạn tạo lập được thói quen và rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc răng miệng cũng như bộ niềng trước khi thực hiện tiến trình sắp đều răng. Bác sĩ tại nha khoa Pegadent đã được huấn luyện tại khoá học quốc tế về nha khoa phòng ngừa cho từng cá thể, viết tắt là iTop (indivisually trained oral prophylaxis); có đủ chuyên môn và phương pháp để giúp bạn có được một thói quen tốt trong việc chăm sóc răng miệng hằng ngày.

Các bước chải răng đúng cách cho bộ răng đang niềng:

  • Bước 1: Chọn bàn chải mềm phù hợp và có đầu sợi lông tròn
  • Bước 2: Đặt bàn chải góc nghiêng 30-45 độ hướng về nướu răng, để càng nhiều sợi lông len vào khe nướu càng tốt
  • Bước 3: Chải theo chuyển động tròn nhỏ, lần lượt chải sạch từ mặt ngoài vào mặt nhai và đừng quên mặt trong nhé.
  • Bước 4: Đặt bàn chải nghiêng 30-45 độ và góc trên và góc dưới của mắc cài để chải sạch mảng bám xung quanh mắc cài
  • Bước 5: Dùng bàn chải kẽ, tăm nước để vệ sinh tất cả vùng kẽ răng; và mặt bên của mắc cài

Đánh răng nhẹ nhàng trong quá trình niềng răng, không đè nhấn bàn chải quá mạnh

Bộ chăm sóc răng miệng cho người đang niềng răng

3.Lựa chọn bác sĩ chỉnh nha

Để đảm bảo hiệu quả niềng răng, bạn cần lựa chọn và biết được bác sĩ điều trị cho bạn là ai. Hiện nay, có rất nhiều nha khoa thực hiện niềng răng với hệ thống mắc cài, nhưng để có thể tin tưởng và “chọn mặt gửi vàng” bạn nên niềng răng ở các phòng khám có bác sĩ chuyên sâu về niềng răng.

Các tiêu chí để lựa cho nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng:

– Nha khoa phải được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.

– Nha khoa có bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ niềng răng hiện đại.

– Có phòng vô trùng, nha khoa sạch sẽ và có xử lý rác thải y tế.

– Đặc biệt có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị sau khi niềng răng

 

Ngoài ra, việc lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng cũng là một trong những vấn đề đáng lưu tâm cho những bạn đang có ý định niềng răng

Trong khi niềng răng, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như hạn chế mắc cài bị bung, ở những tuần đầu tiên khi gắn mắc cài hay mỗi đợt tái khám siết răng, bạn nên đặc biệt ăn các thức ăn mềm và được cắt nhỏ. Với những loại thực phẩm quá cứng thì nên nấu kỹ để giảm bớt lực nhai của răng.

Các loại thực phẩm nên kết thân trong khi niềng răng:

– Các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua đầy dinh dưỡng.

– Các sản phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…

– Thức ăn được chế biến từ ngũ cốc: Bột ngũ cốc, đậu hũ, tàu hũ…

– Các loại thực phẩm dinh dưỡng như: Thịt heo, bò, gia cầm và hải sản là những thực phẩm không thể thiếu và rất tốt sức khỏe cũng như răng miệng.

– Rau xanh, củ quả: Hoa quả, rau củ giòn chứa hàm lượng vitamin, chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe toàn thân kể cả răng miệng.

Những thực phẩm gây hại đến răng cần né xa

– Hạn chế bánh kẹo, các loại đường vì thức ăn chứa nhiều đường dễ làm phát sinh các axit và các mảng bám gây các bệnh lý về răng…

– Soda và kẹo là hai thực phẩm chứa màu sắc nhân tạo có thể vàng răng, xỉn màu răng.

– Bia, rượu vừa làm vàng ố răng và khiến răng nhạy cảm hơn dẫn đến hỏng men răng.

– Trà, cà phê: Chứa nhiều caffeine, tác động tiêu cực đến cơ thể, làm xỉn màu răng.

– Thức ăn nhanh như khoai tây chiên, thức ăn chiên giòn vì trong chúng có nhiều tinh bột dẫn đến sâu răng nếu không vệ sinh kỹ.

 

Ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *