Categories
KIẾN THỨC NHA KHOA

Sâu răng cửa phải làm sao và cách điều trị răng cửa bị sâu hiệu quả

Răng cửa của chúng ta không chỉ góp phần tạo nên nụ cười đẹp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và tiêu hóa. Sâu răng cửa, là tổn thương răng vĩnh viễn xảy ra do vi khuẩn. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể dẫn đến áp xe răng, mất răng và các vấn đề sức khỏe khác. Sâu răng cửa cũng có thể làm bạn mất tự tin và xấu hổ khi cười, nói chuyện hay ăn uống. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Pegadent tìm hiểu nguyên nhân gây sâu răng ở răng cửa, các triệu chứng của sâu răng cửa và vai trò của việc trám răng trong việc phục hồi sức khỏe răng miệng và nụ cười đẹp của bạn.

1. Sâu răng,
sâu răng cửa là gì?

 

Sâu răng là tổn thương vĩnh viễn trên răng xảy ra do sự tấn công của axit vi khuẩn. Chúng trông giống như những cái lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng cửa hay sâu răng nói chung thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị sâu răng (trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn).

 

2. Dấu hiệu nhận biết
sâu răng cửa

 

Các dấu hiệu và triệu chứng sâu răng cửa phụ thuộc vào mức độ sâu răng. Ở giai đoạn đầu, bạn có thể không cảm thấy đau hay ê buốt răng chút nào. Khi sâu răng ở răng cửa tiến triển, các lỗ sâu dần dần lớn hơn và mở rộng đến ngà răng. Nghiêm trọng hơn, sâu răng cửa có thể tổn thương tới tủy răng, nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu. Bệnh lý sâu răng nói chung và sâu răng cửa nói riêng thường được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Các đốm trắng, nâu hoặc đen trên răng trước khi hình thành sâu răng
  • Kẽ răng cửa đổi màu, sậm màu hơn
  • Có thể nhìn thấy lỗ hoặc lỗ hở ở răng cửa
  • Răng nhạy cảm
  • Hơi thở hôi, viêm nướu
  • Đau răng đột ngột, tự phát mà không rõ nguyên nhân. Trường hợp răng sâu nặng sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội với tần suất thường xuyên
  • Đau khi cắn
  • Ê buốt khi ăn uống đồ ngọt, nóng hoặc lạnh
  • Chảy mủ và có mùi khó chịu
  • Sưng mặt
  • Sốt

Điều trị sâu răng cửa thế nào - Nha khoa quận 8

3. Sâu răng cửa do nguyên nhân nào gây ra

 

Vi khuẩn trong miệng phân hủy thức ăn và tạo ra axit. Những axit này tấn công men răng (lớp ngoài cùng), dẫn đến hình thành các lỗ nhỏ trên răng gọi là sâu răng. Nếu những lỗ sâu răng này không được điều trị, chúng sẽ dần lớn hơn, đi sâu vào trong từ lớp men bên ngoài đến ngà răng rồi tủy răng, nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu, gây đau răng và phát triển thành áp xe răng.

Răng bị sâu thường đến từ những nguyên nhân sau đây:

Do vi khuẩn

Streptococus mutans là chủng vi khuẩn có nguy cơ cao gây răng sâu ở cả trẻ em và người lớn. Chúng có khả năng phá hủy mạnh mẽ lớp men răng bên ngoài. Sau đó là lớp ngà răng, tủy răng và cuối cùng làm tổn thương toàn bộ mô răng.

Do vệ sinh răng miệng kém

Đánh răng bằng bàn chải lông cứng và đánh theo chiều ngang sẽ không thể làm sạch mảng bám ở các kẽ răng. Khi những vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ ngày một nhiều sẽ hình thành nên những lỗ sâu trên bề mặt răng gây bất tiện khi ăn nhai.

Sâu kẽ 2 răng cửa là bệnh lý thường gặp.

 

Men răng yếu

Một số trường hợp răng có lớp men khá mỏng và yếu. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và làm răng sâu.

Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt

Tiếp xúc thường xuyên và kéo dài với thực phẩm và đồ uống có đường và thực phẩm có tính axit có thể gây sâu răng. Đồ ngọt thường chứa hàm lượng đường cao và hay bị kết dính lại trên răng. Sau khi ăn nếu đánh răng không sạch sẽ để lại các mảng bám trên răng. Chúng sẽ kết hợp với vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu và axit tấn công hình thành các lỗ sâu nhỏ trên răng.

Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân làm răng bị sâu ở cả trẻ em và người lớn

 

Không nhận đủ fluoride:

Fluoride ngăn ngừa sâu răng và có thể đảo ngược giai đoạn đầu (khử khoáng). Thiếu fluoride trong thói quen vệ sinh răng miệng của bạn có thể làm tăng nguy cơ sâu răng ở răng trước và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Sâu răng phát triển thường xuyên hơn ở các răng sau. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra ở răng cửa, đặc biệt nếu bạn thở bằng miệng thay vì mũi hoặc bị khô miệng.

 

4. Sâu răng cửa
có nguy hiểm không?

 

Tình trạng sâu răng cửa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng sau đây:

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Răng cửa là vùng răng trung tâm và dễ nhìn thấy khi giao tiếp. Vì vậy nếu xuất hiện vệt đen ở góc rìa cắn hay sâu đen giữa 2 răng cửa sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ cho khuôn miệng, người bệnh thường kém tự tin khi giao tiếp.

Hạn chế khi ăn nhai

Răng cửa có nhiệm vụ chính là cắn xé thức ăn. Khi bị sâu, mẻ sức nhai của răng sẽ giảm và thức ăn không được xé nhỏ tốt. Khi đó, các răng hàm sẽ phải làm việc nhiều hơn, tăng áp lực nhai mới có thể nghiền nát thức ăn. Khi thao tác này lặp lại thường xuyên về lâu dài sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa gây ra các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Nguy cơ mất răng cao

Vi khuẩn sâu răng có thể thâm nhập sâu vào bên trong răng gây viêm tủy, áp xe chân răng… Khi cấu trúc răng bị phá vỡ và không được điều trị ngay thời điểm vàng khả năng cao sẽ dẫn đến mất răng.

Răng sâu lồi thịt ăn nhai khó - Nha khoa uy tín quận 8 Pegadent
Không nên chủ quan với bệnh sâu răng.

5. Giải pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng sâu răng cửa

 

Khi phát hiện răng sâu bạn nên đến nha khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Tại Pegadent, để điều trị bệnh lý này bác sĩ sẽ có các giải pháp như sau:

Trám răng sâu

Trám răng sẽ được bác sĩ chỉ định khi răng có lỗ sâu nhỏ và chưa phá vỡ cấu trúc răng nhiều. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng sâu sau đó tiến hành trám lại, tạo hình bằng vật liệu Composite. Sau điều trị, khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của bạn sẽ được khôi phục.

Chữa sâu răng cửa hiệu quả
Phục hồi sâu răng cửa bằng phương pháp trám răng được thực hiện tại nha khoa Pegadent.

Chữa tủy bọc sứ

Trường hợp răng bị sâu lỗ to và đã thâm nhập đến tủy gây đau, viêm tủy. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm tủy bằng cách khoan một lỗ nhỏ thông với buồng tủy để tủy được lấy ra dễ dàng. Sau khi tủy đã lấy hết viêm bác sĩ sẽ tiến hành trám hoặc bọc sứ để khôi phục khả năng ăn nhai.

(chữa tủy giúp bảo tồn răng thật tối đa và điều trị triệt để bệnh lý răng miệng)

Nhổ răng

Trường hợp răng bị sâu nghiêm trọng, cấu trúc răng bị phá hủy hoàn toàn. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng để loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ cho những răng còn lại.

 

6. NGĂN NGỪA SÂU RĂNG CỬA – LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ PEGADENT

 

Phòng ngừa sâu răng cửa từ sớm vẫn là điều mà bác sĩ Pegadent đặc biệt lưu tâm và luôn dặn dò khách hàng ở mỗi lần thăm khám:

  • Xây dựng cho mình và gia đình thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách ngay tại nhà. Dùng bàn chải đánh răng lông mềm để đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày bằng kem đánh răng có chứa fluor. Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kỹ các mảng bám ở kẽ răng cửa.
  • Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường.
  • Đến nha khoa thăm khám tổng quát và làm sạch vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Ngay khi sâu răng cửa ở mức độ nhẹ, lỗ sâu còn nhỏ thì bạn nên trám răng ngay để ngăn chặn tình trạng phát triển nặng hơn, điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì mọi thứ vẫn đơn giản, nhanh chóng lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Và dù là phục hình răng hay nhổ răng cũng cần phải thực hiện ở cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng bởi bác sĩ giỏi với trang thiết bị hiện đại hỗ trợ. Sau khi nhổ răng, bạn cần nhanh chóng trồng lại răng mới càng sớm càng tốt. Nếu quá lâu sẽ kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho răng miệng toàn hàm.

Đây là những biện pháp đơn giản nhưng không nên xem nhẹ để bảo vệ sức khoẻ răng miệng và nụ cười khoẻ đẹp của bạn và gia đình.

Nếu đang gặp tình trạng răng cửa sâu hoặc các vấn đề khác về thẩm mỹ răng, đừng ngần ngại để bác sĩ của nha khoa Pegadent tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất! Liên hệ hotline 0816 73 38 38 để được chuyên viên tư vấn chi tiết hơn mọi thắc mắc về dịch vụ nha khoa, đặt lịch khám và trải nghiệm chăm sóc chu đáo tại Nha Khoa Pegadent.

Ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked *