Author: admin

Có nên lưu tâm về khớp cắn hay hướng dẫn răng cửa?
Đây là phần 2, phần cuối của chủ đề chúng tôi đưa ra trước đó để cung cấp cho các bạn có được một hiểu biết tốt hơn về hướng dẫn răng cửa và khớp cắn hoạt động như thế nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục nổ lực giải thích bằng những thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu mà các nha sĩ sẽ dùng để thiết kế và tái lập lại khớp cắn của bạn.
Để làm cho liệu pháp khớp cắn này dễ dàng để có thể hiểu, chúng tôi sẽ trình bày với bạn một số nội dung cơ bản bằng cách gói gọn tập trung nhất. FYI, có vô số những thông tin từ đề tài nghiên cứu và sách giáo khoa có sẵn nói về chủ đề này. Tuy nhiên nếu không được đào tạo ít nhất 4 năm trong trường nha khoa, việc đọc để hiểu những thông tin này có lẽ sẽ khá thách thức và gây bối rối cho người đọc.
Hiểu những gì mà nha sĩ của bạn sẽ làm để thiết kế và cải thiện khớp cắn của bạn.
(Hình: Những vấn đề khác nhau của khớp cắn: Cắn ngược-> khớp cắn thăng bằng; Cắn phủ-> khớp cắn thăng bằng)
Chúng tôi trình bày 3 nguyên tắc chung như sau
Có 3 nguyên tắc chung để thiết kế khớp cắn của bạn (hướng dẫn răng trước), những điều này được yêu cầu để tạo được một khớp cắn chức năng. Mục tiêu là để tạo ra một hệ thống ăn nhai đạt được hiệu quả, năng suất tốt và có thể chống chịu được những nghiến răng tiếp diễn của hàng vạn vòng lặp ăn nhai mỗi ngày.
Ở Pegadent, chúng tôi áp dụng ba nguyên tắc chung của khớp cắn này (hưỡng dẫn răng cửa) để thiết kế cho mỗi miếng trám răng, mỗi mão răng và mỗi ca tái lập chức năng nguyên hàm. Chúng tôi áp dụng những điều này vì một thiết kế hợp lý sẽ đem đến cho bạn một cảm giác tốt hơn từ một chức năng ăn nhai tốt hơn, trong khi vừa ngăn chặn những vấn đề về răng, khớp cắn và hàm. Khi chúng tôi chỉ định cho những bệnh nhân một phục hồi chức năng toàn hàm, mão răng toàn hàm hay chỉnh hình cho mục đích chức năng, chúng tôi sẽ bắt đầu với việc tập hợp các thông tin. Quá trình này bắt đầu với một kiểm tra – đánh giá cẩn thận về khớp cắn hiện trạng duy nhất của bệnh nhân. Việc này bao gồm những kiểm tra chẩn đoán đặc biệt, một bảng ghi chép các thông số về cung mặt với những mẫu chi tiết. Tất cả những điều này được truyền tải đến phòng labo nha khoa để phân tích chính xác. Ngày nay, chúng ta có thể đạt được những kết quả có thể dự đoán được từ trước với việc sử dụng những công nghệ nha khoa tân thời nhất.
Nguyên tắc chung thứ nhất là cố gắng đạt được những tiếp xúc khớp cắn ở cả hai bên. Những cơ ăn nhai có thể tạo ra rất nhiều áp lực, thường một vài trăm pound lực tác dụng trên một xen ti mét vuông. Tiếp xúc khớp cắn xuyên suốt nguyên hàm đem lại một sự phân bổ lực nhai hợp lý hơn. Nhìn chung, khi một răng đã quá tải lực không thể chịu được bất cứ lực nào hơn được nữa, nó có thể bị lung lay, bị nứt gãy hay chân răng trở nên bị nhiễm trùng và có bệnh lý. Khi bạn bị mất một răng, hãy suy nghĩ về khối lượng tăng thêm có thể truyền tải vào răng kế cận đó. Trong nhiều ca lâm sàng của Pegadent, chúng tôi tập trung để chắc chắn rằng những răng trên cung hàm nên được phân bổ lực một cách hợp lý khi thiết kế một khớp cắn (hướng dẫn răng nanh). Những vấn đề diễn ra khi một răng riêng biệt phải chịu thêm tải lực, thậm chí của chỉ một răng.
Một số vấn đề nha khoa nào có thể xảy ra khi một răng phải chịu tải lực quá lớn? Vâng, có rất nhiều vấn đề, bao gồm gây ra hiện tượng răng quá nhạy cảm, những đường ranh giới mòn trên bề mặt của răng, răng lung lay, nứt gãy răng, mòn răng quá mức và đau khớp thái dương hàm (đau khớp TMJ). Thậm chí bạn có thể thấy những ăn mòn trên mặt trước của các răng với đường viền nướu bị tụt, được biết như là “sự mòn ngót do lực uốn cong”. Nếu bạn có bất cứ hay một vài những dấu hiệu hay triệu chứng này, có lẽ bạn đang gặp phải vấn đề mà chúng tôi gọi là bệnh lý khớp cắn, một loại bệnh lý nha khoa suy hóa mà lúc đó khớp cắn của bạn đang gây những vấn đề. Vì thế có được sự phân bổ lực tốt và thậm chí những tiếp xúc điểm được thiết kế với những chi tiết then chốt.
Nó cũng có nghĩa là những tiếp xúc điểm chính xác nên được tạo ra ở những vùng phù hợp trên bề mặt ăn nhai của răng. Đối với những bệnh nhân có implant nha khoa, điều này thậm chí còn quan trọng hơn và thiết kế cho những lực tải nên được đặt theo chiều trục của implant để có sự triệt tiêu lực một cách tốt nhất.
Nhìn chung, kinh nghiệm lâm sàng cho chúng tôi thấy được những bệnh nhân có khớp cắn được thiết kế hợp lý ít gây ra những vấn đề hơn, so với những bệnh nhân có những lực không cân bằng và luôn thay đổi tác dụng trên răng của họ.
Nguyên tắc chung thứ hai cho thiết kế khớp cắn là hướng dẫn răng cửa (anterior guidance). “Anterior” nghĩa là những răng phía trước và “Guidance” đề cập đến những răng trước được hướng dẫn ra trước như thế nào. “Hướng dẫn” này diễn ra khi những răng cửa hàm dưới có khả năng trượt ra trước theo hướng dẫn mặt trong của những răng cửa hàm trên. Ban đầu hãy cố gắng đóng miệng lại và sau đó tìm trở lại khớp cắn của bạn. Sau đó cố gắng trượt những răng dưới của bạn ra trước khoảng một xen ti mét. Đây chính là cái mà chúng tôi gọi là hướng dẫn răng cửa.
Ở phần 1 của chủ đề này, chúng tôi đã nói về những đặc điểm của hướng dẫn răng nanh và hướng dẫn răng cửa. Những hướng dẫn này rất quan trọng trong việc có cho phép sự phân bổ lực trên những răng sau hay không. Hướng dẫn răng nanh và răng cửa làm nhả khớp lập tức trên những răng cối lớn và răng cối nhỏ. Đặc biệt, khi bạn thực hiện những vận động đưa hàm sang bên hay ra trước, ví dụ, khi bạn nhai thức ăn.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi những răng sau chịu bớt lực trong vận động trượt hàm dưới ra trước, nó đem lại những lợi ích cơ học quan trọng đáng lưu tâm. Đầu tiên, những cơ hàm sẽ giảm hoạt động đáng kể, từ đó có thể cản trở bớt lực truyền tải lên răng và làm giảm sự nghiến răng. Hơn thế nữa, tổng giá trị những lực tác dụng trên các răng trước được giảm đến mức tối thiểu đáng kể. Thật sự điều này rất có ích trong việc ngăn chặn, làm giảm những nguy cơ hư hại răng và mòn răng quá mức.
Một khía cạnh khác cần được cân nhắc một cách cẩn thận là khi bạn trượt các răng sang một bên. Bạn đang trượt trên phần hàm mà chúng tôi hay gọi là bên làm việc. Những răng ở phần hàm đối diện được biết đến như là bên không làm việc và nên nhả khớp hoàn toàn. Vấn đề xảy đến khi có những tiếp xúc bên không làm việc. Đặc biệt, nó làm tăng vận động các cơ và tăng áp lực lên những răng bên không làm việc.
Khi một bệnh nhân có nhiều răng chạm nhau khi trượt hàm dưới ra trước, những răng sau sẽ nghiến trên mỗi răng khác. Điều này xảy đến kèm theo lực cơ tăng, chúng tôi thường xếp những bệnh nhân này với những dấu hiều và triệu chứng nghiêm trọng của bệnh lý khớp cắn. Những diện mòn quá mức, những cơn đau cơ hay khớp, những răng bị nứt hay mặt dán sứ bị mòn trên những răng thuộc các phần hàm của họ.
Nguyên tắc chung thứ ba của thiết kế khớp cắn là để tạo những vận động hàm dưới trơn chu thông suốt khi vận động chức năng. Rõ ràng điều này có nghĩa là, khi bạn ăn nhai, hàm dưới của bạn không chỉ đơn thuần di chuyển từ bên này sang bên kia. Nhưng hơn thế nữa nó di chuyển tới và sau đó trở lại vị trí nghỉ nhờ vào sự đóng kín. Đây được gọi là bao vận động chức năng, rất khác nhau ở mỗi người và cũng có những giá trị trung bình của vận động. Nếu đột nhiên bạn không có tiếp xúc trên những răng trước ở tư thế nghỉ (cắn hở) hay những răng cửa hàm dưới lấn ra trước với những răng cửa hàm trên (cắn ngược). Có thể bạn sẽ tạo ra những vận động bị cản trở trong khi ăn nhai.
Thiết kế khớp cắn
Có hai nguyên nhân chính có thể dẫn đến một vận động bị cản trở. Đầu tiên nó có liên quan đến hình dạng và vị trí của những răng cửa. Độ dốc của mặt trong các răng cửa hàm trên phải tạo điều kiện để những răng cửa hàm dưới trượt trên chúng. Nếu hình dạng hay chiều dài không thuận lợi, có thể lúc đó khớp cắn của bạn là một dạng bị khóa hay không có khả năng mở miệng một cách thoải mái. Điều này thường sẽ tạo ra một cảm giác hết sức khó chịu, khi những răng của bạn không cho phép đạt được một khoảng trống đủ, do đó gây cản trở trong vận động trượt ra trước.
Lý do thứ hai liên quan đến không có chức năng hướng dẫn răng nanh hay chức năng hướng dẫn nhóm. Ở phần 1 của chủ đề này, chúng tôi đã định nghĩa về chức năng của răng nanh. Như là một cách tốt nhất, hướng dẫn răng nanh cho phép bạn nhả khớp hoàn toàn các răng sau khi bạn trượt những răng hàm dưới ra trước. Nếu là chức năng trên nhóm nhiều răng, vậy thì trường hợp này có cho phép bạn trượt và nhả khớp hoàn toàn những răng sau? Đây chính là chức năng tốt thứ hai, một chức năng tối ưu hay được gọi là chức năng nhóm (hay hướng dẫn nhóm). Ở những người không có răng nanh hay răng nanh của họ mọc sai vị trí, khi đó chức năng hướng dẫn có thể bị hạn chế. Người Việt Nam và một số nước châu Á có thể có vị trí của các răng nanh rất xa, hay mọc lệch ra phía trước và vì thế không có chức năng. Những răng mọc chen chúc quá mức đẩy răng nanh khỏi vị trí của nó sẽ gặp phải vấn đề này. Hãy suy nghĩ khi miệng của bạn đang bị khóa lại ở một vị trí, ở đó không có bất cứ răng trước nào có khả năng nâng khớp răng sau lên, một phần bởi vì các răng đang bị khóa chặt cùng nhau.
Điều này có thể dẫn đến sự mỏng đi của những răng trước nếu bạn không thể nâng chúng lên một cách tự nhiên. Nếu điều này diễn ra, khi đó bạn phải tìm cách để đưa những răng của bạn trở lại vị trí nghỉ ở mọi thời điểm. Điều này gây ra sự trầy (mòn) của những răng trước, kéo đến kết quả là sự mỏng nghiêm trọng của đỉnh bờ cắn. Nó cũng có thể là nguy cơ kéo theo sự mòn nghiêm trọng trên những răng khác. Thêm nữa, nó có thể gây ra một số vấn đề như răng lung lay, mẻ hay gãy răng (chấn thương răng) và gây đau cơ hay hàm của bạn.
Ba nguyên tắc vàng của việc thiết kế khớp cắn (hướng dẫn răng trước) là cực kì quan trọng để đảm bảo rặng bạn sẽ gặp phải ít hơn những tình trạng khẩn cấp trong nha khoa, những cơn đau nhức đầu hay căng thẳng quá mức. Bằng cách tạo ra một khớp cắn thoát khỏi những cản trở, sự hoạt động quá mức của các cơ và những tiếp xúc bên không làm việc trên những răng sau. Thêm vào đó, để theo được và luyện tập được 3 nguyên tắc vàng này! Labo nha khoa Westcoast sẽ luôn luôn sử dụng những loại công nghệ số nghệ thuật tiên tiến nhất để đảm bảo đem lại một kết quả cao nhất. Điều này là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những ca phục hồi phức tạp đòi hỏi nhu cầu thẩm mỹ là ưu tiên hàng đầu.
(Hình: Những tiếp xúc ổn định trên những răng có cường độ cân bằng trong tương quan trung tâm)
Vậy nha sĩ sẽ làm gì để sữa chữa lại một khớp cắn chức năng tệ?
Tại Pegadent, chúng tôi sẽ kiểm tra một cách cẩn thận, phân tích và đánh giá trường hợp răng miệng toàn diện của bạn và chúng tôi sẽ tạo ra một thiết kế phục hồi để đạt được một khớp cắn lý tưởng. Những mẫu khớp cắn của bạn sẽ được tải vào một chương trình phần mềm và sau đó quá trình mô phỏng về những gì có thể điều chỉnh lại được tiến hành. Trước bất cứ một điều trị nha khoa nào được bắt đầu, nha sĩ, kỹ thuật viên của bạn và cả chính bạn phải hiểu và đồng ý kế hoạch điều trị được đưa ra.
Thiết kế nụ cười số (Digital Smile Design), một kỹ thuật được sử dụng bởi các nha sĩ thẩm mỹ, là một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong việc sữa chữa lại những khớp cắn tệ của bệnh nhân. Phương pháp này giúp cho cả nhóm biết được những mục tiêu kết quả cần đạt được sau cùng là gì.
Bây giờ chúng tôi sẽ nêu chi tiết một chẩn đoán và kế hoạch tái lập cấu trúc dưới đây, các bạn đã sẵn sàng khởi đầu cho lần hẹn đầu tiên trong tổng số 5 lần hẹn điều trị rồi chứ? Tất cả những lần hẹn này đều được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc về khớp cắn mà chúng tôi nêu trên. Nếu bạn đang dự định sẽ tân trang lại toàn bộ hàm răng của mình, đây là một phác thảo cho những việc được thực hiện trong mỗi lần hẹn sau khi đã thiết kế và lập kế hoạch cẩn thận.
Lần hẹn 1: Khâu chuẩn bị các răng. Chúng tôi sẽ rất lưu ý và nhẹ nhàng để chuẩn bị những mẩu răng của bạn theo nguyên tắc bảo tồn. Mục tiêu của chúng tôi là giảm tới mức tối thiểu việc phải sửa soạn răng và duy trì tối đa thần kinh của các răng (sự sống của tủy răng). Điều này được thực hiện bằng cách tạo những hướng dẫn giảm thiểu sửa soạn và mẫu wax ups để biết chính xác cần phải sửa soạn bao nhiêu. Gây tê sẽ được thực hiện, vậy nên bạn cứ yên tâm và thoải mái trong suốt quá trình này.
Sau quá trình sửa soạn này, sẽ tới bước quét hay lấy dấu, labo số của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin. Chúng tôi kết thúc với việc đặt những cầu răng tạm mà chúng tôi đã làm sẵn từ trước cùng với lúc lập kế hoạch điều trị.
Lần hẹn 2 Hàm tạm thứ hai sẽ được thử nhanh chóng để xác minh lại thiết kế nụ cười và khớp cắn ban đầu (hướng dẫn răng trước). Điều này cho phép chúng tôi thử duyệt trước để xem các phục hồi sau cùng có cần được điều chỉnh để đáp ứng một thiết kế chính xác. Trong giai đoạn này chúng tôi sẽ bỏ bớt, sửa đổi và điều chỉnh thiết kế của chúng tôi để đảm bảo kết quả sửa đổi sau cùng có thể gần với sự hoàn hảo nhất có thể.
Lần hẹn 3 Sau khoảng 3-7 ngày, labo nha khoa số của chúng tôi sẽ làm khung sườn hay gần như hoàn tất nụ cười mới của bạn. Mục tiêu ở lần hẹn này là để xác định chức năng vận động toàn bộ của bạn trong một thử nghiệm hay chúng tôi thường gọi là “try in stage”. Ở lần hẹn này chúng tôi sẽ thử nghiệm tất cả những tiếp xúc điểm có được, để đạt được một hướng dẫn răng cửa hợp lý và không có những tiếp xúc cản trở bên không làm việc, cũng như bao vận động chức năng của hàm dưới sẽ được ghi lại và lên kế hoạch. Bạn sẽ liên kết cùng quá trình và giúp chúng tôi thực hiện những điều chỉnh chi tiết sau cùng như hình dạng, những hoa văn bề mặt hay chiều dài của răng. Trong suốt lần hẹn này, chúng tôi sẽ quan sát xem bạn thực hiện vận động có được giải phóng khỏi các cản trở, khỏi các tiếp xúc điểm bên không làm việc hay không và những vận động trên mẫu đã thiết kế sẵn sẽ được sao chép lại trong miệng.
Try in stage
Đây là giai đoạn chính trong toàn bộ quá trình để quan sát tất cả những thiết kế có được chuyển giao và tái lập lại trong miệng hay không. Nếu chính xác tuyệt đối, một khớp cắn lý tưởng sẽ được tái lập với những vận động đã được tính toán trước từ việc sử dụng những đồ hình máy tính kỹ thuật cao và thiết bị giá khớp.
Những bước thiết kế này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp thực hiện veneer (mặt dán sứ) và bọc sứ nguyên hàm. Veneer có thể bị nứt, mẻ hay rớt khi ba nguyên tắc vàng về khớp cắn này không được tuân thủ.
Lần hẹn 4 Gắn cement. Bản liệt kê sau cùng của tất cả các tiêu chuẩn bao gồm thẩm mỹ được thực hiện. Độ vừa khít phải dưới 25 micron để đảm bảo đạt được kết quả tốt. Mọi thứ được đánh giá cẩn thận. Khi đã thông qua hết, chúng tôi sẽ quyết định gắn dính cement cho những phục hình vĩnh viễn. Và dĩ nhiên, lúc ấy ắt hẳn bạn sẽ rất hạnh phúc, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng cement gắn sau cùng cho những răng mới để gắn vào miệng bệnh nhân. Cũng có thể chúng tôi chỉ sẽ gắn tạm phục hình cho bạn một vài ngày nếu bạn muốn thử sử dụng nó trước khi gắn vĩnh viễn.
Lần hẹn 5 Chúng tôi sẽ xem xét lại tất cả những tiêu chuẩn trong bản liệt kê. Những điều chỉnh nhỏ có thể được thực hiện. Trong lần hẹn này, chúng tôi có khả năng sẽ đưa ra chỉ định cho bạn mang máng nhai để bảo vệ vào ban đêm. Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi thực hiện veneer hay mão sứ toàn hàm được hoàn tất, sự bảo vệ tốt nhất là mang máng nhai bởi vì nếu bạn đã từng bị mòn răng từ những vận động cận chức năng trước đó, chúng tôi hoàn toàn không muốn những điều này sẽ lặp lại với hàm răng mới của bạn!
Và những gì mà labo nha khoa làm có đảm bảo đạt kết quả tốt? ở phòng labo của chúng tôi, chúng tôi lập ra 3 nhóm xác định quan trọng.
Đầu tiên là xác định vị trí rìa cắn lý tưởng cho những răng phía trước, để làm được điều này chúng tôi cần xác định chiều dài và độ nghiêng của rìa cắn răng cửa.
Nếu những rìa cắn răng cửa là khá nghiêng về phía trước, các bạn sẽ gặp vấn đề về phát âm và nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới vẻ ngoài của bạn. Những rìa cắn được thiết kế kém sẽ cản trở môi của bạn và một số từ mà bạn nói, ví dụ như răng quyến rũ (sexy teeth), sẽ phải được sửa lại. Thật vậy, như tiếng “s” hay “t” sẽ không được phát âm đúng cách hay theo cách mà bạn dự định nói.
Cũng vậy, nếu những rìa cắn răng cửa là quá cụp vào trong, có thể bạn sẽ cảm thấy bị khóa chặt hàm và vì thế bao vẫn động hàm bị cản trở.
Điều thứ hai một xác định quan trọng nhất, labo nha khoa của chúng tôi sẽ phải cân nhắc một hướng dẫn răng cửa hợp lý. Chúng tôi mục tiêu sẽ tạo ra được một hình dạng tối ưu của mặt trong răng cửa hàm trên và phần trước của những răng cửa hàm dưới sao cho càng giống hình dáng lý tưởng càng tốt trong tương quan dốc đóng khớp (interlocking sloping relationship). Điều này cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đem đến một độ dốc tốt nhất.
Thiết kế đặc trưng này phải được thực hiện trên giá khớp điều chỉnh toàn bộ để sao chép lại những vận động hàm chính xác. Độ dốc của những răng trước là lý tưởng nhất khi nó khớp với góc vận động khi khớp thái dương hàm của bạn vận động một cách tự nhiên, trơn chu.
Nha sĩ và các kỹ thuật viên nha khoa sẽ thiết kế và tạo dựng hình dạng giống với những răng tự nhiên với mặt trong có lõm cingulum. Khi được thiết kế đúng như thế, sẽ không có bất cứ cản trở nào diễn ra trong đường vận động khi đóng hàm.
Nếu nguyên tắc này bị vi phạm khi tạo dựng nên những răng trước, bệnh nhân sẽ than phiền rằng khớp cắn của họ bị cao, bị khóa hay họ không ăn nhai táo một cách thoải mái được.
Cuối cùng, phòng labo sẽ hoàn tất cùng với nha sĩ của bạn và những yêu cầu của bạn về màu sắc, những đường nét bề mặt, chiều dài, hình dạng và những đặc điểm mang tính cá nhân khác để tạo ra một hàm răng và một nụ cười đẹp tự nhiên nhất.
Tại Pegadent, mỗi và mọi ca lâm sàng đều rất đặc trưng và đó là nhiệm vụ của chúng tôi, luôn mong muốn và đặt mục tiêu sau cùng để có thể tạo một thiết kế khớp cắn tối ưu nhất có thể. Sử dụng chính nguồn nhân lực từ phòng labo của chúng tôi, chúng tôi có thể điểu chỉnh và đạt được kết quả cuối cùng thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều.

With Photos – Should I be concerned about Dental Occlusion or Anterior Guidance – I
Có nên lưu tâm về khớp cắn hay hướng dẫn răng cửa?
Nếu nha sĩ của bạn đang ba hoa nói này nói kia về chức năng ăn nhai tồi tệ của bạn hay đưa ra một vài những từ ngữ phức tạp như khớp cắn chức năng, hướng dẫn trên các răng trước hay những tiếp xúc sớm, vậy những điều này có đáng để bạn lưu tâm? Ở phòng khám nha khoa kỹ thuật số Pegadent, chúng tôi rất sẵn lòng trả lời những câu hỏi liên quan đến khớp cắn như thế này cho bệnh nhân một cách đơn giản nhất. Nếu bạn biết hay được tư vấn rằng khớp cắn của bạn đang có vấn đề, thì việc hiểu được vấn đề này có thể được cải thiện là điều rất cần thiết. Nếu bạn đang cân nhắc về việc muốn tân trang lại toàn bộ hàm răng của mình trong tương lai để có được một khớp cắn ăn nhai tốt, chúng tôi tin tưởng rằng bài viết này sẽ rất hữu ích và sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề phức tạp xoay quanh loại hình điều trị này.
Có thật sự quan trọng để bạn hiểu tất cả vấn đề liên quan đến khớp cắn? Thưa câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG!
Hầu hết mọi người không hiểu được sự nghiêm trọng của những vấn đề liên quan đến khớp cắn khi không được tư vấn chẩn đoán về tình trạng này trên lâm sàng. Sự thật là nó có thể dẫn đến một số hậu quả như sự mài mòn răng sớm, hay những nhu cầu về điều trị nội nha và thậm chí dẫn đến một nụ cười không thẩm mỹ chút nào. Nếu cứ để tình trạng này không được quan tâm, có lẽ điều tồi tệ mà bạn phải trải qua sau đó là việc nứt mẻ răng liên tục và tệ nhất là dẫn đến mất răng.
Những vấn đề khẩn trong nha khoa không được chẩn đoán như gãy răng có lẽ sẽ vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù tất cả các phương pháp chăm sóc răng miệng như chải răng hay dùng chỉ nha khoa đều được thực hiện tốt. Bạn có thể nổ lực giành nhiều thời gian để hiểu những vấn đề phức tạp của hệ thống khớp cắn, nhưng thành thật mà nói những điều này khá chuyên môn. Thậm chí những nha sĩ với nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng vẫn tiếp tục bồi dưỡng kiến thức qua các khóa đào tạo về khớp cắn chức năng trong nha khoa. Một vài nghiên cứu tại các học viện lừng danh trên thế giới như LVI, Dawson hay Pankey vẫn tiếp tục được thực hiện, để hướng tới tầm cao mới với những tiến bộ khoa học tân thời nhất và những công nghệ đang mở rộng trong lĩnh vực này.
Hình: Răng bị mẻ do tương quan khớp cắn kém
Đối với vai trò là một bệnh nhân, có quan trọng để bạn cần nắm một ít về những kiến thức liên quan khớp cắn? Thưa câu trả lời ngắn gọn là CÓ nếu bạn muốn có được một kết quả tốt nhất cho hàm răng của mình.
Đặc biệt nó thật sự quan trọng nếu bạn muốn ngăn chặn và chấm dứt mối bận tâm của bạn khỏi những cơn lo lắng phập phồng, hay luôn phải cầu nguyện cho những tình huống khẩn trong nha khoa vô tình xảy đến với bạn do tình trạng toàn diện của khớp cắn ăn nhai hiện tại của bạn có vấn đề. Nếu bạn là kiểu người luôn mong muốn được thông tin đầy đủ và nhận thức rõ ràng về tiến trình điều trị, từ đó bạn có thể hợp tác tốt hơn trong việc lập kế hoạch điều trị với bác sĩ và cuối cùng kết quả đem lại sẽ rất tuyệt hảo. Trong bài viết về khớp cắn trong nha khoa này, mục tiêu của chúng tôi là ý thực cho bạn về tầm quan trọng của vấn đề này.
Nếu bạn đang cân nhắc về việc sẽ đầu tư để làm mão hay mặt dán sứ (veneer) cho toàn hàm răng của mình, hay một loại hình điều trị cấy ghép implant như All On Four, hay All On Six hay điều trị Pro-arch, thì những nguyên tắc và nguyên lý chung sau đây bạn cần nên biết. Chúng tôi, tại Pegadent, sẽ đưa ra hai phần chính cho chủ đề này để thông tin và từ 2 bài viết này phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về chủ đề phức tạp này.
Phần 1 gồm những định nghĩa và những thuật ngữ chuyên môn hết sức xa lạ mà các nha sĩ sử dụng
Phần 2 Chúng tôi sẽ tập trung đưa những thuật ngữ này vào sử dụng bằng cách giải thích những gì đang cố gắng đạt được và những gì mà nha sĩ, lab sẽ làm được. Hy vọng tới cuối cùng, bạn sẽ hiểu hơn về những gì mà nha sĩ của bạn và kỹ thuật viên nha khoa sẽ thực hiện khi thiết kế một khớp cắn chức năng mới.
Những điều trị phục hồi toàn diện dĩ nhiên không được hoàn tất, mà không theo đó là một khối lượng lớn những công việc cần làm và cả một danh sách chi phí khổng lồ mà bạn cần phải thanh toán. Thực hiện 16-28 cái mão răng được xem là một điều trị rất phức tạp và không thể hoàn nguyên, do đó rất cần bác sĩ tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để loại bỏ hay giảm thiểu tối đa những vấn đề xảy ra cho bạn sau 5 hay 10 năm.
Hãy bắt đầu với thuật ngữ đầu tiên “khớp cắn”, một thuật ngữ chung quan trọng mà các nha sĩ tham khảo để đưa ra phương án cho khớp cắn ăn nhai của bạn. Wikipedia định nghĩa như sau “Khớp cắn, trong góc nhìn nha khoa, có nghĩa đơn giản là sự tiếp xúc giữa các răng. Theo cách chuyên môn hơn, nó là tương quan giữa những răng hàm trên và hàm dưới khi chúng tiếp xúc với nhau trong quá trình ăn nhai và khi nghỉ”
(Hình: khớp cắn bình thường)
Mọi nha sĩ đều sẽ kiểm tra và làm việc trên “khớp cắn” của bạn như là một cơ hội để duy trì hay để cải thiện chức năng ăn nhai của bạn khi họ thực hiện bất cứ loại phục hồi nha khoa nào.
(Hình: Khớp cắn bình thường: đường giữa)
Dưới đây là một loạt các định nghĩa nha khoa thường được sử dụng
Tương quan khớp cắn động
Khớp cắn động là một khái niệm về răng hàm trên và răng hàm dưới tiếp xúc với nhau như thế nào khi hàm dưới ở trạng thái động. Lấy một ví dụ, hãy thử chuyển động hàm như sau: bắt đầu bởi di chuyển hàm dưới ra trước và sau đó đưa trở lại vị trí tiếp xúc giữa các răng. Sau đó di chuyển hàm dưới sang phải rồi trở lại vị trí tiếp xúc giữa các răng và cuối cùng làm tương tự vậy khi đưa hàm dưới sang bên trái. Tất cả những điểm tiếp xúc này khi bạn di chuyển hàm dưới ra trước, sẽ tạo thành những đường thẳng hướng dẫn khớp cắn của bạn. Bạn có thể di chuyển ra trước, sang hai bên, lùi hàm nhẹ nhàng và ở những góc độ hướng tới những răng nanh. Đánh giá về những vận động này dựa trên những đường thẳng được tạo ra. Đây chính là khớp cắn động của bạn.
Những yếu tố nào xác định hình dạng của những đường này? Tại sao những yếu tố này lại quan trọng?
Hình dạng của những đường này sẽ xác định dạng của khớp cắn động của bạn. Điều quan trọng là mỗi người đều rất khác nhau và bạn có muốn sở hữa một khớp cắn lý tưởng dành cho chính bạn.
Những vận động hàm của bạn được thực hiện nhờ các cơ của hệ thống nhai, nhóm các cơ bao gồm cơ cắn và những cơ thái dương. Khi bạn tạo một chuyển động, những cơ này sẽ co lại cho phép bạn di chuyển dọc theo một đường.
Những đường thẳng thực sự này phụ thuộc vào sự kết hợp giữa vị trí của các răng và hình dạng của các răng (dốc hay phẳng)
TMJ (Khớp hàm cũng biết đến như là khớp thái dương hàm)
Hàm của bạn có một khớp đặc biệt được biết đến như là khớp thái dương hàm (Temporo-Mandibular Joint – TMJ). Nếu bạn đặt những ngón tay của mình cách 1 cm từ tai, bạn có thể cảm nhận được khớp TMJ khi thực hiện vận động há và ngậm miệng. Khớp này có thể bị ảnh hưởng bởi chấn thương răng, nghiến răng hay mất răng, giống như cổ của bạn đang bị tổn thương. Quan trọng hơn, hình dạng và vị trí các răng tạo ra khớp cắn hiện tại của bạn nhưng hình dáng của khớp TMJ cũng có thể là một yếu tố quyết định. Các nha sĩ và kỹ thuật viên phòng lab nha khoa phải xác định được vị trí chính xác và kiểu mẫu của những hình dạng này, để tạo ra được một khớp cắn động tốt. Khi khớp TMJ không cân đối với các răng, hay các răng không sắp xếp thuận tiện cho khớp TMJ, chúng ta có thể mắc bệnh rối loạn thái dương hàm (temporo-mandibular disorder) hay được biết như là TMD, một bệnh lý của khớp hàm thường liên quan đến triệu chứng đau khớp.
(Hình: ligament: dây chằng, condyle: lồi cầu, muscle:cơ, disk: đĩa khớp, articular fossa: ổ khớp)
Hướng dẫn răng cửa
(Hình: Hướng dẫn răng cửa với bao chức năng)
Hướng dẫn răng cửa là một thuật ngữ nha khoa ưa chuộng bởi các nha sĩ để giải thích một khớp cắn động lý tưởng cần đạt được là như thế nào. Nó được nhắc đến là khả năng của răng bạn để trượt ở phía trước mà không gây chạm khớp các răng sau.
Trong khớp cắn của bạn, chúng tôi chia làm bên làm việc và bên không làm việc. Bên làm việc là khi bạn trượt những răng hàm dưới sang một bên (sử dụng hướng dẫn của răng nanh), thì bên làm việc của bạn trùng với bên bạn trượt. Bên không làm việc là bên đối diện. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ ở đây là với bên không làm việc không có những cản trở khớp cắn.
Khớp cắn
Những cản trở khớp cắn là gì? Nó lại là một thuật ngữ khác điên rồ của giới nha sĩ, được cho là khi không có sự tiếp xúc hay cản trở bên không làm việc. Các nha sĩ muốn loại bỏ hay ngăn chặn những cản trở này xảy đến.
Cản trở bên làm việc Khi bạn di chuyển hàm dưới sang một bên, chúng tôi luôn mong muốn răng của bạn sẽ trượt trơn chu lên nhau trên cùng một bên. Bất kể những cản trở nào gây gián đoạn sự trượt hài hòa này và gây đau răng cản trở đều được coi là cản trở bên làm việc.
Còn những tiếp xúc trong sự vận động trơn chu trên được gọi là tiếp xúc bên làm việc. Có hai loại tiếp xúc bên làm việc được biết như là hướng dẫn răng nanh và chức năng nhóm.
Hướng dẫn răng nanh
Nếu bạn trượt răng sang một bên và răng nanh của bạn là răng duy nhất có tiếp xúc hướng dẫn, thì ở bạn là trường hợp của một hướng dẫn răng nanh. Đây xuất nguồn từ một đặc điểm tiến hóa rằng năng nanh có chân răng dài nhất và được thiết kế để chịu những tải lực khi di chuyển hàm từ bên này sang bên kia.
Nếu bạn có hướng dẫn răng nanh, thì cũng có nghĩa là bạn cũng có hướng dẫn răng cửa và vì vậy đây là một trường hợp bản vệ tốt cho khớp cắn động của bạn! Điểm mấu chốt ở đây là; để sở hữu một chức năng ăn nhai tốt, bạn cần nên có một hướng dẫn răng nanh hay chức năng nhóm (sẽ được đề cập phía dưới)
Chức năng nhóm
Có sự tiếp xúc của nhiều hơn một răng khi bạn di chuyển hàm sang một bên. Đây được gọi là chức năng nhóm, nó chỉ đứng sau hướng dẫn răng nanh.
Cản trở bên không làm việc diễn ra nếu bạn trượt hàm dưới sang bên làm việc và tạo tiếp xúc ở bên đối diện, bạn không muốn điều này xảy ra đâu! Điểm mấu chốt ở đây là chúng tôi hoàn toàn không muốn những cản trở bên không làm việc này xảy đến, vì chúng góp phần làm cho khớp cắn không ổn định.
Các nha sĩ có thể và nên thường xuyên loại bỏ những cản trở này vì nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những cản trở khớp cắn làm cho hệ thống cơ, thần kinh tiếp nhận một xung điện xấu khi quá trình vận động hàm diễn ra. Hơn thế nữa, những cản trở này thường là nguyên nhân của những tình trạng chấn thương răng, thường thì các nha sĩ đều không bao giờ muốn điều này xảy ra đối với bệnh nhân của mình, và vì chúng tôi muốn đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
Ở tất cả chủng tộc loài người nói chung, hướng dẫn răng cửa bảo vệ cho những răng sau. Đơn giản là bởi vì khi đó khoảng giữa hai hàm phía sau được nâng lên làm các răng sau không tiếp xúc nhau, những răng sau lúc đó được bảo vệ. Khi không có sự hướng dẫn răng cửa, trong vận động đưa hàm ra trước các răng sau lúc đó tạo tiếp xúc cùng với các răng trước, lúc đó nguy cơ bạn sẽ bị mòn răng nghiêm trọng và nhanh chóng. Và kết hợp những điều đó, tới cuối cùng bạn sẽ mắc chứng rối loạn khớp TMJ.
Tương tự như đối với hiện tượng “nutcracker” (xem hình). Khi quả hạch nhân càng gần với trục bản lề, thì lực bạn có thể tạo ra lúc đó càng lớn. Nó ở mức phân loại đòn bẩy thứ 2 và hàm răng của bạn cũng tương tự như thế. Vận động chức năng càng gần với khớp thái dương hàm, thì lực tác dụng lên răng của bạn càng lớn. Điều này là bởi vì chức năng của những răng cối phía sau giống như phân loại đòn bẩy loại 2, giống như hiện tượng “nutcracker”.
Hình ảnh về Nutcracker
(Hình: Tương tự như những gì diễn ra trong hiện tượng “nutcracker”)
Lực được tạo ra lớn nhất bởi những răng phía sau, những răng cối lớn. Tốt cho hoạt động ăn nhai. Tuy nhiên, bạn không muốn điều này xảy đến với bạn ở tất cả thời điểm đâu, bởi vì lúc đó những răng của bạn sẽ phải chịu một áp lực cực lớn. Bằng cách tạo ra hướng dẫn răng cửa chúng ta có thể loại bỏ được những áp lực liên miên trên các răng phía sau. Bởi vì khi đó lực sẽ được phân bổ cân bằng hơn trên tất cả các răng của bạn.
Hướng dẫn răng trước được xác định bởi vị trí và hình dạng của các răng phía trước.
(Hình: Góc hướng dẫn răng trước)
Hình dạng của các răng trước hàm trên đặc trưng về chiều dài, đường viền của mặt trong và vị trí của chúng. Rõ ràng những đặc điểm này là những yếu tố quyết định cho việc tạo ra hướng dẫn răng trước. Chiều cao và vị trí rìa cắn của răng hàm dưới lẫn vị tri nói chung của các răng cửa hàm dưới, góp phần làm cân bằng góc độ nhỏ hơn.
Hãy tưởng tượng một người với các răng trước rất phẳng, có sự cắn hở hay mất những răng trước. Về cơ bản răng trước của họ sẽ không có khả năng tiếp xúc với các răng hàm dưới.
Những người thiếu chức năng hướng dẫn răng cửa có nhiều khả năng hơn trong việc gây hại, làm mất hay tạo ra những vấn đề lâu dài cho hàm răng. Điều này xảy đến bởi vì họ thiếu chức năng bảo vệ của hướng dẫn răng trước. Lúc đó răng của bạn sẽ có nguy cơ bị mòn hơn rất nhiều.
Tốt rồi nhé! Chúng tôi hy vọng bạn thích Phần 1 về Khớp cắn trong nha khoa này. Nếu bạn thấy những thông tin này khó hiểu, không chỉ có một mình bạn đâu! Các nha sĩ ở khắp nơi cũng đang tham gia những khóa học nhằm làm sáng tỏ chủ đề này. Những khóa học này bao gồm cả những khái niệm quan trọng có liên quan tới những miếng trám răng, mão răng hay những ca mão răng toàn hàm mà họ thực hiện. Tại Pegadent, tất cả nha sĩ và kỹ thuật viên nha khoa luôn thảo luận và hoạt động với những khái niệm về khớp cắn trong nha khoa này.
Nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể hơn những thông tin về “Các nha sĩ làm những gì để giúp hồi phục lại hướng dẫn răng cửa?” , mời các bạn đón đọc phần 2, hứa hẹn sẽ đem đến những thông tin chi tiết cho chủ đề điên rồ này.

ĐỪNG NHẸ DẠ CẢ TIN ĐỂ BỊ SA VÀO NHỮNG CHIÊU TRÒ CỦA CÁC DỊCH VỤ NIỀNG RĂNG “GIÁ RẺ NHƯ BÈO”
- Hậu quả của cơ sở vật chất không đảm bảo
- Hậu quả của vật liệu không chính hãng
- Hậu quả của các bác sĩ không chuyên nghiệp
Hiện nay, không ít những cơ sở nha khoa quảng cáo quá lố về các dịch vụ niềng răng “giá rẻ như bèo” hòng thu hút sự chú ý của khách hàng. Những lời quảng cáo “có cánh” này khiến nhiều người tin theo và “đâm đầu” vào chỉ vì muốn mình có được một hàm răng “đẹp” với mức chi phí thấp, nhưng họ không hay về “những bí ẩn nằm sau bức màn giá rẻ” và những hậu quả kéo theo sau đó…
Khi vén bức màn ra thì nào là cơ sở vật chất không đảm bảo, vật liệu sử dụng cho bệnh nhân là những loại hàng trôi nổi, kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nên nhớ rằng điều trị niềng răng là loại hình điều trị kéo dài vài năm, và cứ tưởng tượng rằng khi đeo mớ đồ dỏm đó trong miệng chừng ấy thời gian thì hậu quả sẽ ra sao. Hơn thế nữa, bác sĩ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong bất cứ loại hình điều trị nha khoa nào. Để thực hiện được điều trị niềng răng, bác sĩ cần được đào tạo bài bản và có được những chứng nhận do các trung tâm uy tín cấp. Khi đã “lỡ” sa chân thì hậu quả sau đó thật đáng tiết.
1, Kết quả chỉnh nha không ổn định
Thông thường, để có được hiệu quả niềng răng tốt, đòi hỏi phải có những khí cụ tốt, có kỹ thuật tiên tiến, thiết bị hiện đại cùng bác sĩ tay nghề chuyên môn cao. Và cũng chính vì thế mà giá của những ca niềng răng tại các cơ sở nha khoa uy tín thường dao động từ chục triệu đến cả trăm triệu.
Trong khi đó, dịch vụ niềng răng “giá rẻ như bèo” lại đưa ra bảng giá “cực sốc”. Các cụ thời xưa thường có câu: “tiền nào của nấy”, ở các cơ sở đó, bác sĩ tay nghề không cao, thiết bị lạc hậu, kỹ thuật lỗi thời. Hậu quả là khi chỉnh nha xong, kết quả có thể không như mong đợi, thậm chí là cả răng lẫn cung hàm của bạn sẽ không duy trì được hoạt động ổn định về sau này
Kết quả chỉnh nha không ổn định
2, Niềng răng “giá rẻ như bèo” – tiền mất tật mang
Những khách hàng “lỡ” tìm đến dịch vụ niềng răng “giá rẻ như bèo” với mong muốn có một hàm răng đều đẹp như mong ước mà chỉ cần chi một số tiền không lớn. Nhưng sự thật lại không như mong ước, do kỹ thuật yếu kém, do cơ sở vật chất thiếu thốn mà sau khi tháo bỏ niềng răng, hàm răng đều đẹp đâu chẳng thấy, chỉ thấy răng bị ê nhức, đau buốt mà thôi.
Thậm chí đã có không ít ca thực hiện niềng răng “giá rẻ như bèo” bị thất bại, tác động xấu lên cung hàm và khách hàng lại một lần nữa tìm đến cơ sở chất lượng hơn để “sửa chữa”, đúng là “tiền mất, tật mang”.
Đau buốt sau dịch vụ niềng răng “giá rẻ”
3, Thời gian đeo niềng răng kéo dài
Trong khi niềng răng chất lượng chỉ mất từ 6 tháng – 1 năm cho những ca nhẹ và 2-3 năm cho ca nặng thì niềng răng giá rẻ lại “không hẹn trước” thời gian. Do công nghệ và kỹ thuật không đảm bảo nên thời gian điều trị vô tình bị kéo dài ra, vừa mất thời gian lại vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cũng như công việc của khách hàng.
Niềng răng “giá rẻ như bèo” không “ưu việt” như những lời quảng cáo hấp dẫn bạn thường thấy. Cái gì cũng có giá của nó, đừng sa vào những loại niềng răng “giá rẻ như bèo” kia để xong lại rơi vào tình trạng tháo không được mà đeo cũng không xong.
Hãy là những khách hàng thông thái bằng việc tìm đến những cơ sở uy tín, chất lượng.
TẨY TRẮNG RĂNG – BẢN 1

Tẩy trắng răng
Sở hữu một hàm răng trắng sáng là hẳn là niềm vui sướng và mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến cho răng ngả sang màu vàng, nâu, hay thậm chí xám, đen… khiến bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp. Với sự phát triển của nha khoa, công nghệ tẩy trắng răng sẽ giúp đem lại cho bạn nụ cười trắng sáng.
Khi có ý định tẩy trắng răng, bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn kĩ hơn về hình thức (tẩy tại nhà hay tại phòng khám), tiên lượng kết quả ( mức độ trắng lên sau khi tẩy, độ ê buốt,..), và các phương án khác nếu răng của bạn không đáp ứng với công nghệ tẩy trắng.
Nha sĩ tư vấn về phương pháp tẩy trắng răng
Thông thường, bên cạnh sự bất ngờ về hiệu quả thẩm mỹ mà tẩy trắng răng mang lại, ê buốt là than phiền chính nhất sau khi tẩy trắng răng. Cảm giác ê buốt này chỉ kéo dài khoảng 24 tiếng sau tẩy trắng răng và hiện nay đã được hạn chế đáng kể bằng các sản phẩm chống để buốt như gel flour, tooth mousse, ..
Một câu hỏi đặt ra là quy trình tẩy trắng răng có gây hại cho men răng hay tủy răng không? Câu trả lời là trong quá trình chất tẩy trắng phản ứng với các chất tạo màu ngấm trong men răng, có tạo kích thích lên tủy răng gián tiếp qua lớp ngà, gây cảm giác ê buốt tạm thời. Tuy nhiên, kích thích này hoàn toàn không để lại hậu quả lâu dài nào. Hãy nghĩ xem, nếu tẩy trắng răng làm hại đến tủy răng thì tại sao cả giới nha sĩ vẫn thường tẩy trắng răng cho chính mình..
Màu trắng sáng của răng sau khi tẩy trắng giữ được bao lâu là phụ thuộc vào chế độ ăn và cách vệ sinh răng miệng của từng cá nhân. Các thực phẩm được chế biến với các chất tạo màu, cà phê, nước tương,.. cần được hạn chế hoặc bạn có thể uống các thức uống có màu bằng ống hút và súc miệng sạch ngay sau khi dùng. Nếu tuân thủ kĩ, màu răng có thể được duy trì hơn một năm. Tẩy trắng răng không cần phải làm định kì, và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Quyết định tẩy trắng răng lại hay không phụ thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ của mỗi cá nhân.
Hạn chế cà phê, thực phẩm có chất tạo màu
Trên đây là cái nhìn chung về tẩy trắng răng, các bài viết sau sẽ trình bày rõ hơn về các hình thức tẩy trắng và các lưu ý khi tẩy trắng.

Tẩy trắng răng tại phòng (In – office teeth whitening)
Có phải bạn đang cân nhắc phương pháp nào để phục hồi nụ cười bị xỉn màu? Tẩy trắng răng tại phòng khám (in – office teeth whitening) chính là quy trình nha khoa thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay. Khác với phương pháp tẩy trắng răng tại nhà chỉ sử dụng thuốc tẩy trắng ở nồng độ thấp, tẩy trắng răng tại phòng khám được thực hiện với sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ nhằm đảm bảo mức độ kiểm soát, an toàn và hạn chế ê buốt kết hợp với thuốc tẩy trắng nồng độ cao hơn, đặc biệt mang đến kết quả nhìn thấy được ngay lập tức!
Tẩy trắng răng
1. Ưu nhược điểm khi tẩy trắng răng tại phòng
1.1. Ưu điểm
Đây là hình thức tẩy trắng răng an toàn nhất. Cho kết quả cải thiện màu sắc răng nhanh nhất.
Hiện tượng ê buốt ở nướu và răng (trước đây là nhược điểm của tẩy trắng) nay đã được kiểm soát nhờ việc sử dụng lượng thuốc tẩy trắng peroxide phù hợp và hoạt chất chống ê buốt như kali nitrate hay fluoride.
Tại Pegadent, chúng tôi đem đến khách hàng trải nghiệm tẩy trắng răng hiện đại nhất với thuốc tẩy trắng cao cấp, an toàn đến từ Úc và hệ thống đèn tẩy trắng công nghệ cao từ Mỹ (Philips Zoom). Cam kết đem đến nụ cười trắng sáng, rạng rỡ chỉ trong 1 buổi hẹn.
1.2 Nhược điểm
Chi phí sẽ cao hơn các phương pháp tẩy trắng tại nhà khác. Ví dụ: tẩy trắng bằng máng hay miếng dán tẩy trắng.
Kết quả tẩy trắng răng là không vĩnh viễn vì tình trạng nhiễm màu sau đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên khách hàng có thể sử dụng một vài phương pháp bổ trợ thêm tại nhà để duy trì hàm răng trắng sáng.
2. Các trường hợp tẩy trắng có thể xảy ra khi tẩy trắng răng tại phòng:
2.1. Trường hợp màu sắc răng sẽ được cải thiện triệt để sau khi tẩy :
Phương pháp tẩy trắng răng tại phòng khám giúp loại bỏ các vết dính hữu cơ hay sự đổi màu từ các nguyên nhân sau đây:
- Độ tuổi: theo thời gian, răng sẽ bị nhiễm màu do yếu tố di truyền và thói quen ăn uống.
- Thói quen ăn uống: Việc thường xuyên tiêu thụ những thức ăn, đồ uống đậm màu cũng góp phần gây sậm màu răng. Ví dụ: trà, cà phê, rượu vang, các rau quả đậm màu.
- Hút thuốc lá.
2.1 Các trường hợp khó đạt kết quả tối ưu sau tẩy trắng răng:
Những răng có những vết dính dạng vô cơ – thông thường khó đạt được kết quả tối ưu. Thực tế, những răng này sau tẩy trắng thường sẽ tối màu hơn trong khi những răng còn lại trắng lên.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ các yếu tố sau:
- Chấn thương: Răng bị chấn thương thường tối màu hơn các răng xung quanh.
- Tiêu thụ thuốc kháng sinh tetracycline trong quá trình hình thành răng: Các răng nhiễm tetracycline thường có các dải màu xám hoặc nây nằm ngang do tetracycline gắn chặt với tinh thể hydroxyapatite của men và ngà.
- Nhiễm fluoride: Gây nên những đốm đục màu trắng trên răng ở mức độ nhẹ, trung bình. Ở mức độ nặng, răng xuất hiện những lỗ rổ trên mặt răng.
3. Bạn có thể phù hợp với phương pháp tẩy trắng răng không?
Tẩy trắng răng tại phòng khám sẽ không phù hợp với những đối tượng sau:
Có tình trạng răng và nướu quá nhạy cảm. Để hạn chế phản ứng nhạy cảm quá mức, bác sĩ thường sẽ chỉ định phương pháp tẩy trắng răng tại nhà bằng cách mang máng và bôi thuốc tẩy trắng răng có hoạt chất carbamide peroxide nồng độ thấp (từ 10% – 20%).
Có tình trạng nhiễm màu sâu, khó cải thiện sau tẩy trắng (đã nêu ở trên). Ở tình huống này, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp tẩy trắng răng tại nhà có giám sát hoặc các lựa chọn phục hình khác đem lại kết quả tốt hơn như mão răng, veneer.
Bác sĩ thăm khám, so màu răng
4. Quy trình tẩy trắng răng tại phòng khám
Bước 1: Bác sĩ thăm khám, so màu răng
Bác sĩ khám tổng quát tình trạng răng miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn, xử lý những vấn đề trước tẩy trắng. Ví dụ: sâu răng, nứt răng, viêm nướu.
Bác sĩ chụp hình màu răng trước khi tẩy trắng. Tiến hành so màu răng trước khi tẩy trắng, ước lượng kết quả sau khi tẩy trắng.
Bước 2: Làm sạch răng
Bác sĩ cạo vôi răng, đánh bóng răng để loại bỏ những mảng bám trên răng.
Bước 3: Bôi vitamin E và chất cách ly nướu
Bác sĩ sẽ bôi vitamin E quanh môi giúp giữ ẩm cho môi.
Tiếp đến, bác sĩ đặt dụng cụ banh môi và bôi chất cách ly nướu nhằm tránh để thuốc tẩy trắng tiếp xúc với nướu, tránh hiện tượng kích ứng.
Bước 4: Bôi thuốc tẩy trắng và chiếu đèn
Bệnh nhân được đeo kính bảo vệ mắt trong suốt quá trình chiếu đèn.
Bác sĩ tiến hành bôi thuốc tẩy trắng lên bề mặt răng. Thuốc tẩy trắng tại Pegadent sử dụng có hoạt chất hydrogen peroxide nồng độ 35%. Hydrogen peroxide phản ứng sinh ra các gốc oxygen tự do, thấm vào men và ngà giúp phân rã các chất gây nhiễm màu, từ đó
có tác dụng làm trắng răng. Trong thành phần của thuốc còn có kali nitrare giúp giảm ê buốt thông qua cơ chế ngăn chặn sự dẫn truyền xung thần kinh nhạy cảm.
Tại Pegadent, chúng tôi áp dụng công nghệ đèn LED đến từ Mỹ giúp đem lại kết quả nhanh chóng. Việc chiếu đèn giúp kích hoạt thành quá trình tẩy trắng nhanh hơn, Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh bước sóng phù hợp, chiếu trực tiếp lên bề mặt răng trong thời gian 8 phút.
Kiểm tra, đánh giá tình trạng màu răng có đạt hay chưa.
Lặp lại quy trình này (nếu cần) đến khi đạt màu sắc ưng ý.
Bước 5: Vệ sinh răng sau tẩy
Vệ sinh thuốc tẩy trắng dư, chất cách ly nướu, tháo dụng cụ.
Bước 6: Bôi thuốc chống ê
Bác sĩ bôi thuốc chống ê chuyên dụng trong các trường hợp nhạy cảm.
Bước 6: So màu răng lại, chụp hình so sánh
Chụp hình, so màu lại. So sánh kết quả trước và sau khi tẩy trắng.
Màu răng sẽ ổn định sau một vài ngày. Nếu chưa đạt độ trắng mong muốn, khách hàng sẽ được tái khám, tẩy trắng tại ghế thêm một lần nữa hoặc kết hợp mang máng tẩy tại nhà.
5. Những lưu ý sau tẩy trắng răng
Tránh sử dụng các thức ăn, đồ uống sau để hạn chế sự tái nhiễm màu, đặc biệt là 48 giờ đầu tiên sau tẩy trắng.
- Cà phê
- Rượu vang đỏ
- Socola
- Các nước chấm có màu đậm: nước tương, nước mắm, tương cà, …
- Các loại quả có chứa nhiều acid (cam, chanh,…) vì chúng có nguy cơ gây nhạy cảm cho răng mới tẩy trắng.
Bác sĩ tư vấn
Liên hệ ngay website: https://www.pegadent.com – Hoặc hotline 0816 73 38 38 để được tư vấn chi tiết.
Trung tâm Nha khoa Pegadent
Địa chỉ: 998, Đường Tạ Quang Bửu, Phường 6, Quận 8, TP. HCM
Hotline: 0816 73 38 38
Email: admin@pegadent.com
TẠI SAO CẦN TRÁM RĂNG

Tại sao cần trám răng?
Trám răng là một phương pháp điều trị nha khoa dùng các vật liệu (GIC, composite,..) Để phục hồi hình thể răng trong trường hợp sâu, nứt, vỡ. Trám răng giúp khôi phục cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Trám răng
Khi nào cần phải trám răng?
Những răng bị khiếm khuyết vì những nguyên nhân sau đây được chỉ định thực hiện kĩ thuật trám răng:
1.Răng bị thưa, hở kẽ nhỏ:
đặc biệt là vùng răng trước ảnh hưởng đến thẩm mỹ:
Trám răng sẽ giúp đóng kín khe hở này, cải thiện tính thẩm mỹ cho khách hàng.
2. Răng bị sâu răng:
Răng bị sâu, đổi màu, hình thành lỗ sâu nên được trám sớm để ngăn ngừa sâu răng tiến triển tiếp. Nếu không được trám sớm, sang thương sâu răng này có ảnh hưởng đến tuỷ gây nên những cơn đau nhức khó chịu và có thể phải điều trị tuỷ.
3.Răng bị mòn cổ răng:
Những sang thương mòn cổ này gây ra cảm giác ê buốt, khó chịu cho khách hàng. Cảm giác khó chịu này có thể được loại bỏ bằng phương pháp trám răng, giúp che đi vùng cổ răng nhạy cảm.
4.Phòng ngừa sâu răng:
Ở những răng có nhiều múi rãnh mới mọc ở trẻ em là vị trí có nguy cơ sâu răng cao vì đây là bề mặt khó làm sạch và các bé chưa thể tự vệ sinh răng miệng tốt. Ở những răngnày nên được trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng (sealant) giúp đem lại bề mặt phẳng hơn, dễ vệ sinh hơn..
5.Răng bị sứt mẻ nhỏ:
Trường hợp răng bị chấn thương dẫn đến mẻ một góc nhỏ răng, có thể trám thẩm mỹ để tái tạo, phục hồi lại hình dạng răng ban đầu.
6.Thay đổi miếng trám:
Những miếng trám cũ có thể không còn tốt sau thời gian hay là những miếng trám Amalgam màu kim loại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ thay thế miếng trám cũ này bằng vật liệu composite có màu sắc tương đồng với mô răng thật và hoàn thiện hơn.
Quy trình trám răng tại nha khoa Pegadent
Quy trình trám răng
1.Khám trong miệng, chụp phim xác định răng cần được trám
2.Giải thích, tư vấn cho khách hàng về tình trạng răng.
Thống nhất kĩ thuật trám răng, vật liệu trám thích hợp.
3.Sửa soạn xoang trám
Bác sĩ sẽ tiến hành sửa soạn xoang trám bằng mũi khoan và cây nạo ngà để loại bỏ mô răng sâu. Xoang trám được thiết kế phù hợp để tăng lưu giữ cho vật liệu trám răng. Việc làm sạch mô răng sâu giúp loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn, ngăn ngừa sâu răng tái phát.
4.Cô lập răng
Bác sĩ tiến hành cô lập răng bằng đê cao su, gòn cuộn và thổi khô bề mặt răng.
5.Đặt vật liệu trám vào xoang trám
Nếu vật liệu trám là composite thì bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước sau: Xoi mòn răng với acid phosphoric, bôi keo dán lên bề mặt răng, đặt từng lớp vật liệu composite vào xoang trám, điêu khắc răng và chiếu đèn.
Nếu vật liệu trám là GIC thì bác sĩ sẽ tiến hành đặt chất trám vào xoang trám, điêu khắc răng và bôi chất cách ly.
6.Kiểm tra, điều chỉnh khớp cắn.
Kiểm tra khớp cắn bằng cách cho bệnh nhân vận động hàm. Mài chỉnh những điểm vướng cộm.
7.Đánh bóng hoàn tất miếng trám.
Đánh bóng và hoàn thiện miếng trám để tạo bề mặt tròn đều, trơn láng.
8.Hướng dẫn và dặn dò khách hàng
Cho khách hàng xem và đánh giá miếng trám. Bác sĩ hướng dẫn và dặn dò những lưu ý sau khi trám răng.
DENTAL CHECKUP

Hiện nay, phần đông người dân không xem trọng việc thăm khám răng định kỳ. Chỉ đến khi những triệu chứng trầm trọng hơn, mọi người mới tìm đến bác sĩ nha khoa. Bài viết dưới đây sẽ giải thích những lý do mọi người nên đến khám răng miệng 6 tháng một lần.
Thăm khám răng định kỳ
1. Ngăn ngừa mảng bám và vôi răng
Việc đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa chăm chỉ (từ 2 đến 3 lần mỗi ngày) là phương pháp tốt nhẩt để duy trì sức khoẻ răng miệng. Tuy nhiên, ở một số vọ trí răng nhất định rất khó làm sạch thông thường bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Mảng bám và vôi răng có thể tập hợp lại ở những vị trí này theo thời gian và cần được loại bỏ mỗi 6 tháng để đạt được sức khoẻ răng miệng. Nếu không được loại bỏ, chúng có thể dẫn đến các bệnh lý sâu răng và nướu răng không mong muốn.
Mảng bám và vôi răng
2. Phát hiện những vấn đề nguy hiểm bên dưới
Khám răng miệng định kì cho phép bác sĩ phát hiện sớm những vấn đề tiềm tàng, từ đó có thể tìm cách ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về lâu dài. Bác sĩ nha khoa có thể yêu cầu bệnh nhân chụp phim X – quang để phát hiện ra những vấn đề mà khám lâm sàng không ghi nhận được. Bác sĩ nha khoa còn có thể phát hiện ra những triệu chứng sớm của ung thư miệng và có thể lên kế hoạch điều trị thích hợp để tăng cơ hội hồi phục.
3. Tiết kiệm chi phí
Việc phát hiện và điều trị những vấn đề răng miệng càng sớm giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn, Việc thăm khám nha khoa định kì có thể giúp phát hiện ra những vấn đề nha khoa sớm, khi đó không cần phải thực hiện điều trị tốn kém hơn. Việc thăm khám định kì và vệ sinh răng miệng còn giúp bệnh nhân giảm đi nguy cơ hình thành bệnh lý sâu răng và nướu răng, là những tình trạng có thể phải điều trị tốn kém. Ngoài ra, chi phí trám răng hay sealant (trám bít hố rãnh) ít tốn kém hơn một điều trị tuỷ răng hay nhổ răng.
Tiết kiệm chi phí
4.Gìn giữ một nụ cười khoẻ đẹp
Một nụ cười khoẻ đẹp luôn đem lại sự tự tin của một người, nhưng rất khó đạt được nếu tình trạng răng miệng không tốt. Theo Hiệp hội Nha khoa thẩm mỹ Hoa Kỳ cho thấy rát nhiều người cho rằng một nụ cười thu hút khiến một người trở nên đẹp hơn. Việc thăm khám nha khoa định kì đảm bảo cho bạn một loạt phương pháp điều trị và quy trình để làm sạch,làm trắng răng, gìn giữ nụ cười của bạn.
Nụ cười khỏe đẹp
Vậy bao lâu nên khám răng một lần?
Thời gian khám răng định kì phụ thuộc rất lớn vào tình trạng răng và thói quen chăm sóc răng miệng của mỗi người. Với những bệnh nhân có tình trạng răng đặc biệt thì khoảng cách giữa các lần khám có thể ngắn hơn. Thời gian mà bác sĩ nha khoa thường khuyến nghị là 6 tháng một lần, là mốc thời gian phù hợp để cập nhật cũng như phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.
Quy trình khám răng định kỳ diễn ra như thế nào?
Thông thường, bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh nhân có than phiền gì không, tiến hành thăm khám tổng quát trình trạng răng miệng của bệnh nhân. Thông thường ở những lần thăm khám này, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng và đánh bóng răng cho bệnh nhân nhằm loại bỏ mảng bám, vôi răng.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, nướu răng có bất thường gì không. Ở những bệnh nhân có miếng trám hay phục hồi, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của những phục hồi này.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim Xquang để có thể thu thập thêm thông tin. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cụ thể, tư vấn và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Việc thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần là cách chăm sóc răng miệng khoa học và tối ưu nhất.
NÂNG VIỀN NƯỚU THẨM MỸ

NÂNG VIỀN NƯỚU THẨM MỸ
Nụ cười hở lợi được đánh giá là không lý tưởng, thường là do tự nhiên, không phải do bạn làm gì đó gây nên. Nếu bạn để ý sẽ thấy ở một số người cười hở lợi, nướu của họ chỉ đơn giản là không ở vị trí đúng và lý tưởng, để lộ một phần lớn nướu khi cười.
Nụ cười hở lợi thiếu tự tin
Đường viền nướu thấp không phải là một dị tật gì ghê gớm, và cũng không có ảnh hưởng tiêu cực gì đến sức khỏe răng miệng. Đó là lý do tại sao nâng viền nướu được phân loại là một thủ thuật thẩm mỹ.
Tuy nói là không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng, nhưng phải thừa nhận rằng nếu bạn gặp phải tình trạng này, nụ cười hở lợi lại có thể là một điểm trừ lớn làm suy giảm sự tự tin của bạn khi cười nói với mọi người. Từ một cảm giác e ngại thiếu tự tin mà bạn chẳng dám thể hiện chính mình, đẩy cho bạn những phản hồi có cảm giác xa lạ từ người khác. Có phải bạn đã từng vắt trán suy nghĩ vì sao bản thân lại thiếu tự tin? Có phải vì một nụ cười mà răng thì ngắn, nướu thì lộ ra quá trời?
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ!”. Một nụ cười tự tin tỏa nắng không chỉ mang mọi người đến gần nhau hơn, mà chắc chắn còn là liều vitamin C bồi bổ tinh thần cho chính bản thân của bạn.
Nụ cười hở lợi
Nâng Viền Nướu Thẩm Mỹ
Nâng viền nướu là một thủ thuật nha khoa thẩm mỹ tạo hình lại đường viền nướu hoặc loại bỏ phần nướu dư, giúp giảm cười hở lợi, đồng thời giúp răng lộ ra nhiều hơn và trông dài ra. Thủ thuật này còn được gọi là Làm Dài Thân Răng, hay Điều trị cười hở lợi, tùy theo lý do vì sao bạn tìm đến chúng.
Bạn có cần Nâng Viền Nướu? Một số bạn được sinh ra với mô nướu dư thừa, khiến răng có vẻ ngắn hoặc nhỏ bất thường. Đối với những bạn có nụ cười hở lợi do mô nướu thừa phiền toái xung quanh răng, thủ thuật Nâng Viền Nướu sẽ là lựa chọn giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười của bạn.
Quy trình nâng viền nướu bao gồm việc loại bỏ một lượng nhỏ mô nướu, nơi mà nướu tiếp xúc với răng của bạn. Điều này thường được thực hiện trên các răng trước hàm trên vì chúng là “hàng tiền đạo” ai cũng nhìn thấy khi bạn cười.
Nâng viền nướu đôi khi được thực hiện kết hợp với các quy trình thẩm mỹ khác (mặt dán sứ Veneers) trong một chuỗi của quá trình Thiết Kế Nụ Cười (Digital Smile Design), hay được kết hợp sau điều trị chỉnh nha (niềng răng).
Nâng Viền Nướu Thẩm Mỹ
Nâng Viền Nướu Thẩm Mỹ đôi lúc bị nhầm lẫn với thủ thuật khác cũng có tác dụng Làm Dài Thân Răng, nhưng là một thủ thuật khác bao gồm việc loại bỏ cả xương và mô nướu. Nâng Viền Nướu chỉ loại bỏ mô nướu.
Nâng viền nướu cũng không phải thủ thuật điều trị bệnh. Có một số loại phẫu thuật nướu khác có liên quan đến tình trạng viêm nha chu (phẫu thuật cắt nướu làm giảm độ sâu túi nha chu) có thể mang lại kết quả thẩm mỹ nhưng được chỉ định thực hiện vì lý do sức khỏe.
Nâng Viền Nướu bằng Laser thẩm mỹ
Nâng Viền Nướu đã trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng nhờ những tiến bộ khoa học mới nhất. Công nghệ Laser hiện đại đã giúp nâng viền nướu nhanh hơn, gần như không đau và thời gian phục hồi ít hơn nhiều. Trước đây, nâng viền nướu được thực hiện bằng cách rạch, sử dụng dao truyền thống và đôi khi sử dụng chỉ khâu.
Ngày nay, để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bác sĩ nha khoa thường sử dụng một công nghệ nha khoa gọi là Laser mô mềm để loại bỏ mô nướu một cách nhẹ nhàng. Tia laser giúp co mạch máu trong lúc bỏ mô nướu thừa, giúp ít chảy máu hơn, ít sưng hơn và thời gian lành thương nhanh hơn.
Thủ thuật Nâng Viền Nướu Thẩm Mỹ với công nghệ Laser tiên tiến Châu Âu đã và đang có mặt đầu tiên tại Nha Khoa Kỹ Thuật Số PEGADENT, nơi đồng hành cùng bạn chia sẻ những nụ cười.
Nâng Viền Nướu bằng Laser thẩm mỹ
Đảm bảo thoải mái trong suốt quá trình
Tại nha khoa Pegadent, đội ngũ của chúng tôi luôn tận tâm để đảm bảo sự thoải mái nhất mọi khách hàng. Trong các thủ thuật xâm lấn tối thiểu như nâng viền nướu thẩm mỹ, điều này cũng không ngoại lệ. Mặc dù các quy trình này được thực hiện với công nghệ mới nhất để giảm thiểu sự khó chịu, chúng tôi vẫn sẽ làm tê tất cả các vùng cần can thiệp để đảm bảo bạn sẽ không phải cảm thấy bất cứ điều gì.
Hơn thế nữa, bạn sẽ luôn được các đội ngũ trợ tá thân thiện trò chuyện, hỏi thăm, cũng như được nghe những bài nhạc thư thái, tận hưởng không khí thật chill như đi spa thư giãn.
Quy trình nâng viền nướu thẩm mỹ
Trước giai đoạn tiến hành thủ thật trên miệng, bác sĩ của bạn thường sẽ đưa bạn qua một số quy trình như chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị, cũng như tư vấn, trao đổi cùng bạn để chắc rằng thủ thuật Nâng Viền Nướu Thẩm Mỹ dành cho bạn.
Sau khi bạn đồng ý tiến hành, thì đây cách mà thủ thuật diễn ra:
– Khi nướu của bạn đã được tê hoàn toàn, bác sĩ sử dụng Laser có đầu dụng cụ hình dạng như bút vẽ để tạo hình đường viền mong muốn cho nướu.
– Bạn sẽ thấy chớp chớp tia sáng nhẹ, và đôi khi là tiếng bíp bíp của máy Laser.
– Lúc này bác sĩ sẽ chậm rãi điều chỉnh viền nướu cho các răng, từ răng này đến răng khác. Đường viền nướu răng sẽ được nâng lên trên, giúp lộ mô răng nhiều hơn. Và vì không hề sử dụng dao cắt, nên gần như hoàn toàn không chảy máu hoặc là không hề viêm sau thủ thuật. Bạn sẽ hồi phục và trở về hoạt động thường ngày của mình cực kỳ nhanh chóng mà không gặp cản trở gì.
-Đặc biệt với công nghệ Laser, bạn thấy được ngay kết quả nụ cười mới, xinh xắn của mình mà không phải chờ đợi sau một thời gian lành thương như trước. Lấy lại sự tự tin trong vòng một nốt nhạc!
Trước và sau khi tiến hành
Tư vấn Điều trị cười hở lợi
Bạn đang cân nhắc thủ thuật Làm Dài Thân Răng, Nâng Viền Nướu hay Điều trị cười hở lợi? Hãy đến thăm Nha Khoa Kỹ Thuật Số PEGADENT! Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ 1 ngày hẹn, chúng tôi sẽ đánh giá tình huống của bạn và thảo luận về các tùy chọn khả thi.
Chúng tôi rất vui được trao đổi cùng bạn quy trình từng bước cũng như những gì bạn có thể mong đợi. Nếu có các phương pháp điều trị thay thế khác cũng có thể giải quyết vấn đề của bạn, chúng tôi cũng sẽ cùng bạn xem xét các phương pháp đó.
Gọi Nha Khoa Pegadent ngay hôm nay để đặt lịch tư vấn!

LASER TECH – ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN
TRONG NHA KHOA HIỆN ĐẠI
Nha khoa Laser Tech cung cấp một lựa chọn điều trị nha khoa thư giãn, thoải mái hơn cho khách hàng so với việc sử dụng tay khoan và các công cụ thông thường khác.
Bạn có từng ám ảnh nha khoa vì tiếng khoan mài?
Vấn đề về răng miệng không chỉ ở riêng một độ tuổi nhất định mà bất cứ ai trong gia đình chúng ta đều có thể có tình trạng răng miệng cần được chú ý. Đời sống mỗi người tăng lên cùng với sự quan tâm, đầu tư và chăm sóc đúng mức cho sức khoẻ răng miệng, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nha khoa cũng dần lớn hơn.
Tuy nhiên, khi nhắc đến hai từ nha khoa, có lẽ một trong những hình ảnh hiện lên trong đầu là nỗi ám ảnh tiếng khoan mài từ những chiếc tay khoan mà bác sĩ sử dụng. Khoảng 36% dân số sẽ có cùng nỗi sợ này, với 12% trong số đó sợ cực kỳ. Khoảng 3% là ám ảnh cực độ và chả bao giờ đi đến nha sĩ cả.
Ám ảnh nha khoa vì tiếng khoan
Bạn có đang sợ hãi tiếng ồn tay khoan để rồi từ chối cho bản thân một cơ hội được chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn?
Bạn có đang có vấn đề răng miệng nào đó mà tự mình cũng thấy không ổn, nhưng không dám đến nha khoa thăm khám vì những nỗi sợ vô hình?
Tin vui cho tất cả mọi người! Với sự phát triển của công nghệ khoa học hiện đại từ các quốc gia phát triển trên thế giới, một công nghệ tân tiến đã và đang được ứng dụng trong nha khoa giúp mang đến trải nghiệm điều trị nha khoa thư giãn, thoải mái với nhiều ưu điểm vượt bậc so với hệ thống tay khoan truyền thống – Nha khoa Laser Tech.
Nha khoa Laser Tech là gì?
Nha khoa Laser Tech là việc sử dụng công nghệ tia Laser để điều trị một cơ số các tình trạng răng miệng khác nhau. Laser được sử dụng thương mại trong thực hành nha khoa lâm sàng cho các thủ thuật liên quan đến mô răng vào năm 1989.
LASER là viết tắt của “Light Amplification by the Stimulated Emission of Radiation”, tiếng việt có nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng cách phát ra bức xạ kích thích”. Thiết bị phát Laser tạo ra năng lượng ánh sáng trong một chùm tia rất nhỏ với mức tập trung năng lượng cao. Ánh sáng Laser này tạo ra phản ứng khi chiếu vào mô, cho phép nó loại bỏ hoặc định hình mô. Ngoài ra, Laser còn đóng vai trò là nguồn sinh nhiệt kích thích giúp tăng cường khả năng tẩy trắng răng.
Nha khoa Laser Tech cung cấp một lựa chọn điều trị nha khoa thư giãn, thoải mái hơn cho khách hàng với công nghệ không đau, không tiếng ồn khoan mài so với việc sử dụng tay khoan và các công cụ thông thường khác.
Công nghệ Laser trong nha khoa được sử dụng trong nhiều thủ thuật khác nhau, bao gồm:
– Điều trị ê buốt do nhạy cảm ngà
– Điều trị sâu răng, bệnh nướu răng (viêm nha chu…), làm sạch vi khuẩn tủy răng
– Thủ thuật thẩm mỹ (nâng viền nướu, làm hồng nướu thâm, …)
– Tẩy trắng răng
– v.v…
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt nha khoa Laser Tech là một lựa chọn điều trị cho nhiều tình trạng răng miệng mà bạn có thể gặp phải.
Lợi ích của Nha khoa Laser Tech
Các nha sĩ lựa chọn sử dụng Laser trong nha khoa vì những lợi ích khác biệt giúp quá trình thực hiện liệu trình diễn ra suôn sẻ hơn, đồng thời giảm bớt khó chịu và giảm thời gian lành thương cho khách hàng.
Lợi ích của Nha khoa Laser Tech
– Khách hàng ít cần phải khâu khi điều trị
– Có thể không cần thiết phải gây tê
– Tia laser có tác dụng khử khuẩn, làm giảm khả năng nhiễm trùng
– Ít tổn thương mô hơn, rút ngắn thời gian lành thương
– Ít chảy máu hơn so với phẫu thuật truyền thống
– Không rung, không tiếng ồn tay khoan khó chịu
Các loại Laser được sử dụng trong nha khoa
Hai loại Laser chính mà nha sĩ sử dụng trong các thủ thuật Laser là Laser mô cứng và mô mềm.
Mỗi loại laser sử dụng một loại bước sóng khác nhau, thích hợp để tác động vào một loại mô cụ thể.
Việc này đạt được là vì mỗi loại mô hấp thụ bước sóng ánh sáng theo những cách khác nhau. Bằng cách thay đổi bước sóng của ánh sáng (và đôi khi là xung nhịp), các nhà khoa học đã tìm ra cách tạo ra tia Laser có bước sóng ánh sáng tương thích với các mô trong miệng.
Ứng dụng của công nghệ Laser tân tiến trong nha khoa hiện đại
Công nghệ Laser cho phép nha sĩ thực hiện những thao tác nha khoa chính xác, chỉ loại trừ những mô bị hư và bảo tồn những cấu trúc mô lành còn lại. Laser được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa, đặc biệt ở Châu Âu và Bắc Mỹ, với tính an toàn tuyệt đối, nhẹ nhàng thư giãn và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Sự ra đời của Laser trong nha khoa đã làm thay đổi phương pháp điều trị, hỗ trợ nha sĩ thực hiện những can thiệp nha khoa xâm lấn tối thiểu nhất trong thủ thuật điều trị mô cứng và mô mềm với tiêu chí không đau trong và sau điều trị, không nhiễm trùng và ít hoặc không chảy máu.
Ứng dụng công nghệ Laser tân tiến
Nha khoa Kỹ Thuật Số PEGADENT là trung tâm nha khoa tiên phong trong đầu tư và ứng dụng công nghệ tân tiến của ngành Nha khoa Thế giới tại Việt Nam, với dòng máy Laser Tech hàng đầu trong nha khoa đền từ hãng Fotona – Laser LightWalker.
Với ứng dụng trong nhiều chuyên khoa như cấy ghép implant, chỉnh nha, nha khoa thẩm mỹ (nâng viền nướu thẩm mỹ, làm hồng nướu thâm, tẩy trắng răng….), Laser nha khoa cung cấp các phương pháp điều trị đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhanh chóng, chính xác và thành công.
Ám ảnh tiếng khoan mài tay khoan không còn là nỗi lo của bạn khi trải nghiệm dịch vụ nha khoa!
Liên hệ Nha khoa Pegadent ngay hôm nay để được tư vấn!
LÀM HỒNG NƯỚU THÂM BẰNG LASER

LÀM HỒNG NƯỚU THÂM BẰNG LASER
Ai cũng muốn cười đẹp nhất có thể, nhưng không phải lúc nào cũng có thể cười đẹp nhất được. Một phần là do răng hoặc nướu có vấn đề. Mặc dù các vấn đề liên quan đến răng phổ biến hơn, nhưng một số người lại bị vấn đề thâm nướu. Làm Hồng Nướu Thâm, hay Tẩy Trắng Nướu, là một cách tuyệt vời để bạn sở hữu nụ cười đẹp và thu hút hơn.
Thâm nướu – Kẻ hủy diệt tự tin
Khi bạn tưởng tượng về một nụ cười rạng rỡ, khỏe mạnh, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn sẽ là hàm răng trắng bóng. Nhưng nướu răng khỏe mạnh cũng là điều rất cần thiết, nếu không muốn nói là một trong những phần quan trọng nhất của một nụ cười đẹp.
Một nụ cười đẹp và khỏe mạnh thì phải bao gồm mô nướu có màu hồng tự nhiên, ôm khít quanh răng mà không có túi nha chu bệnh lý, không thừa mô nướu quá mức tạo ra nụ cười hở lợi và không bị tụt nướu, thường là là kết quả của bệnh nha chu, gây lộ chân răng và các tam giác đen vùng kẽ răng.
Nướu thâm nhiễm không phải là vấn đề gây lo lắng về mặt sức khỏe. Tuy nghiên, đối với nhiều bạn, nướu thâm đen có thể ảnh hưởng đến sự tự tin, và cản trở thần thái của bạn khi nói và cười với mọi người.
Nụ cười rạng rỡ, khỏe mạnh
Kẻ thù thâm nướu của bạn ở đâu ra?
Tùy người mà nướu sẽ có tông màu tự nhiên khác nhau. Nhưng thường thì nướu thâm đen, sẫm màu là do bị kích ứng hoặc nhiễm màu chứ không phải là màu tự nhiên của nướu.
Nướu thâm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, thậm chí có nhiều hơn một lý do có thể góp phần gây nên vấn đề này.
Dưới đây là hai nguyên nhân phổ biến nhất khiến nướu bị thâm đen:
– Hắc tố (sắc tố đen)
Sắc tố đen Melanin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể của bạn. Thường gặp và dễ thấy nhất là ở da, vì nó ánh lên làn da bạn màu sắc đen của chúng. Lượng melanin cao hơn dẫn đến màu sắc tối hơn trên da, tóc hoặc mắt của bạn.
Tương tự như vậy, melanin trong nướu răng dẫn đến các mảng màu nâu, hoặc thậm chí là đen, phủ dài trên nướu của bạn, lấy đi hết phần tự tin cho nụ cười 100 điểm.
Mức độ cao của melanin trong cơ thể là do yếu tố di truyền và chủng tộc. Ví dụ, những người có làn da sẫm màu có xu hướng cao hơn bị vấn đề thâm nướu.
Hắc tố đen
– Hút thuốc
Đa số các bạn sẽ biết hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm răng ngả màu, xỉn vàng, thậm chí để lại rất nhiều vết dính đen bám khắp các mặt răng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nó cũng khiến nướu bị thâm đen hơn.
Tuy nhiên, không phải lý do là vì khói thuốc bám trực tiếp vào mô nướu mà gây thâm đen. Sự thật là một câu chuyện khác. Chất nicotin trong thuốc lá là thủ phạm kích thích tăng sản sinh ra nhiều sắc tố đen hơn bình thường, làm cho lượng sắc tố đen trong tế bào tăng nhiều lên, khiến nướu bị thâm đen.
Hút thuốc
Làm Hồng Nướu Thâm
Nướu của bạn có bị sẫm màu không? Bạn che giấu nụ cười của mình vì màu nướu của bạn ư?
Đừng lo! Bây giờ một nụ cười đẹp hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay bạn.
Bạn có thể loại bỏ màu đen hoặc nâu từ nướu răng bị thâm nhiễm gây mất thẩm mỹ và có được màu nướu hồng tự nhiên thật đẹp. Điều này được thực hiện thông qua một phương pháp điều trị nướu răng được gọi là Làm Hồng Nướu Thâm.
Thủ thuật Làm Hồng Nướu Thâm này còn có những tên gọi khác như Điều trị thâm nướu, Tẩy trắng nướu, Xóa thâm nướu….
Làm hồng nướu thâm
Thủ thuật Làm Hồng Nướu Thâm bằng Laser
Có nhiều quy trình khác nhau đã được đề xuất để làm giảm sắc tố đen của nướu.
– Phương pháp phẫu thuật rất phổ biến như kỹ thuật dùng dao mổ truyền thống hoặc dao điện, phương pháp mài mòn với mũi khoan…
– Phương pháp hóa học sử dụng các tác nhân hóa học như 90% phenol kết hợp với 95% alcohol.
– Làm Hồng Nướu Thâm bằng laser là hình thức điều trị tiên tiến nhất, không dùng dao mổ, không gây chảy máu nướu.
Trong số các kỹ thuật khác nhau, Laser cung cấp một lựa chọn điều trị đầy hứa hẹn vì nó đơn giản, không đau và kết quả chính xác, có thể đoán trước được.
Laser đã được công nhận là kỹ thuật hiệu quả và đáng tin cậy nhất với nhiều ưu điểm so với các phương thức điều trị thông thường khác. Nó cung cấp một thủ thuật điều trị không chảy máu và không đau.
Tia laser nha khoa có thể nhắm chính xác và làm tiêu biến các sắc tố Melanin gây thâm đen, đồng thời tiêu diệt một phần các tế bào sinh Melanin (Melanocytes), do đó làm giảm việc sản xuất melanin trong mô nướu. Sau khi làm mất sắc tố Melanin bằng laser, kết quả là màu nướu sáng hơn, đồng đều và tự nhiên hơn.
Bạn có cảm thấy màu nướu thâm đen của bạn kỳ cục làm sao không? Nó có đang cản trở sự tự tin của bạn? Bạn không thoải mái cười thả ga vì nó? Thủ thuật Làm Hồng Nướu Thâm bằng Laser là giải pháp tuyệt vời cho bạn.
Quy trình Làm Hồng Nướu Thâm bằng Laser
Tại nha khoa kỹ thuật số PEGADENT, chúng tôi có một giải pháp hoàn hảo cho bạn, giúp bạn có một trải nghiệm hoàn toàn thoải mái và nhanh chóng với phương pháp trị thâm nướu bằng laser.
Chúng tôi sử dụng Laser Nd-YAG bước sóng 1064nm để “hồ biến” nướu của bạn từ màu đen thâm không thẩm mỹ thành màu hồng tự nhiên rạng ngời. Bạn sẽ thấy mình xinh đẹp khác hẳn sau liệu trình thẩm mỹ này.
Sau khi bạn được tư vấn và đồng ý tiến hành liệu trình, các bước được tiến hành như sau:
– Khi nướu của bạn đã được làm tê hoàn toàn, bác sĩ sử dụng Laser có đầu dụng cụ hình dạng như bút vẽ để loại bỏ các phần nướu thâm nhiễm không mong muốn.
– Bạn sẽ thấy chớp chớp tia sáng nhẹ, và đôi khi là tiếng bíp bíp của máy Laser.
– Lúc này bác sĩ sẽ chậm rãi loại bỏ những phần nướu thâm nhiễm. Và vì không hề sử dụng dao cắt, nên gần như hoàn toàn không chảy máu hoặc là không hề viêm sau thủ thuật. Bạn sẽ hồi phục và trở về hoạt động thường ngày của mình cực kỳ nhanh chóng mà không gặp cản trở gì.
Thủ thuật sẽ mất khoảng 45 phút để tiến hành. Sau lần hẹn đầu tiên, chúng tôi sẽ hẹn gặp lại bạn sau 7 ngày để đánh giá.
Trước và sau khi trị thâm
Nướu hồng tự nhiên mà bạn đã chờ đợi bấy lâu. Bạn sẽ có thể mỉm cười hết mình với sự tự tin!
Gọi Nha Khoa Pegadent ngay hôm nay để đặt lịch tư vấn!